Giáo án PTNL bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch vệ sinh tuần hoàn

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch vệ sinh tuần hoàn. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………..
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:….
Ngày dạy:……
Tiết số: ………

BÀI 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH
VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
2. Kĩ năng:
- Thu thập thông tin từ tranh hình.
- Tư duy khái quát hoá.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức rèn luyện tim mạch và phòng tránh các tác nhân gây hại
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình SGK.
2. Chuẩn bị của HS:
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập 3 trang 57 SGK
- Tim có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
BƯỚC 1: GV: Cho HS chơi trò chơi “Thi kể tên các bệnh về tim mạch”.
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận ghi đáp án ra giấy, sau đó lần lượt từng thành viên lên ghi đáp án. Đội thắng là đội kể được nhiều bệnh nhất.
- HS: Thực hiện.
BƯỚC 2: GV dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của GV và HỌC SINH Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
Mục tiêu: Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
BƯỚC 1: GV liên hệ thực tế bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao cách phòng tránh
+ Máu được vận chuyển trong hệ mạch là nhờ đâu?
+ Huyết áp là gì?
BƯỚC 2: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và hình 18.1; 18.2 trang 58 SGK, trả lời.
+ Tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch thay đổi ntn ? ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch?
+ Máu vận chuyển trong động mạch là do đâu?
+ Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ tác động chủ yếu nào?
HS khác nhận xét và bổ sung.
+ Phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim (ngăn tim, van tim) và hệ mạch
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
BƯỚC 1: Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK trang 59, trả lời.
+ Hãy chỉ ra tác nhân gây hại cho hệ tim mạch?
+ Trong thực tế em đã gặp người bị tim mạch chưa?
+ Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim mạch?
+ So sánh khả năng làm việc của tim ở vận động viên so với người bình thường? → việc rèn luyện tim có ý nghĩa gì ?
+ Có những biện pháp nào rèn luyện tim mạch?
+ Bản thân em đã rèn luyện chưa? Nếu chưa có hình thức rèn luyện thì qua bài học này em sẽ làm gì?
BƯỚC 3: HS có thể kể: bệnh hở van tim, nhồi máu cơ tim, mỡ cao trong máu, huyết áp cao, huyết áp thấp.
BƯỚC 4: HS nghiên cứu thông tin và bảng 18 SGK trang 59, trả lời.
- Làm tăng hiệu suất làm việc của tim. I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch:
- Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ: sức đẩy của tim.
- Huyết áp: áp lực của máu tác động lên thành mạch.
- Ở động mạch: máu vận chuyển được còn nhờ sự co dãn của động mạch.
- Ở tĩnh mạch: máu vận chuyển nhờ:
+ Sự co bóp của các cơ xung quanh thành mạch.
+ Sức hút của lồng ngực khi hít vào.
+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.
+ Van 1 chiều
II. Vệ sinh tim mạch:
a. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân gây hại:
Biện pháp bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại :
- Không sử dụng các chất kích thích có hại: rượu, thuốc lá, hêrôin, …
- Cần kiểm tra sức khỏe dịnh kì để sớm phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch → chữa trị kịp thời hoặc có chế độ sinh hoạt phù hợp.
- Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ
- Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, ….
- Hạn chế ăn thức ăn nhiều mỡ động vật
b. Cần rèn luyện tim mạch
- Cần tập luyện TDTT thường xuyên, đều đặn, vừa sức kết hợp xoa bóp ngoài ra.
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong hệ mạch là nhờ đâu?
- Cần phải làm gì để có 1 hệ tim mạch khỏe mạnh?
Hoạt động 4; 5: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Viết báo cáo về 1 số bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn như: Huyết áp cao, huyết áp thấp, suy tim, hở van tim,… gồm các ý chính sau: Tên bệnh; Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách phòng, tránh.
4. Dặn dò (1 phút)
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “em có biết”
- Ôn tập kiến thức đã học ở chương I, II, III
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn hóa 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn hóa 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.