Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 1: CHÂN DUNG BẠN EM
I. MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được đặc điểm của thể loại tranh chân dung
- Bước đầu tìm hiểu và nắm được tỉ lệ khuôn mặt người, trình bày được cách vẽ và vẽ được tranh chân dung người bạn của mình.
- Giới thiệu và nêu được cảm nhận về tranh chân dung.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng :
- Biết như thế nào là vẽ chân dung, yêu cầu cần đạt được của một bức tranh chân dung.
- Biết cách sáng tạo một bức tranh chân dung với nhiều cách vẽ và chất liệu đa dạng.
- Phẩm chất
Bước đầu bồi dưỡng tư yêu và tình yêu đối với môn mĩ thuật nói chung và tình yêu thương, đoàn kết, thân thiện với bạn bè nói riêng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV.
- Một số tranh vẽ chân dung: bố cục, phác hình; vẽ chi tiết, vẽ màu và hoàn thiện.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề: Chắc hẳn các em đều có một hoặc rất nhiều người bạn thân thiết. Hàng ngày, các em cùng đến trường, cùng học tập, cùng đi chơi và tham gia rất nhiều hoạt động khác nhau cùng nhau. Nhưng đã bao giờ các em nghĩ mình sẽ vẽ chân dung người bạn thân thiết của mình làm món quà để tặng cho bạn hoặc chỉ đơn giản là vẽ để là kỉ niệm chưa? Các em có biết cách để vẽ và tạo ra một bức tranh chân dung như thế nào cho đúng tỉ lệ không? Chúng ta sẽ có được câu trả lời trong bài học ngày hôm nay - Bài 1: Chân dung bạn em.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khi quan sát một bức tranh chân dung sẽ biết được tính cách, tình cảm, lứa tuổi của nhân vật; tỉ lệ mặt người được thể hiện trong bức tranh; nét và màu sắc được sử dụng trong tranh vẽ chân dung.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát 3 bức tranh chân dung trong mục Khám phá sgk trang 3: + Tranh 1: Chân dung trong nghệ thuật La Mã cổ đại.
+ Trang 2: Chân dung trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại. + Tranh 3: Bạn Mai (tranh của học sinh Hà Linh). - Sau khi quan sát kỹ các bức tranh, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Đặc điểm, lứa tuổi, biểu cảm trên khuôn mặt của nhân vật trong tranh được thể hiện như thế nào? + Kích thước khuôn mặt được thể hiện trong bức tranh như thế nào? + Nét và màu sắc được sử dụng trong tranh ra sao? - GV gọi 1 HS đứng dậy đọc to mục Em có biết sgk trang 3 để HS lưu ý một số đặc điểm khi quan sát một bức tranh chân dung: + Qun sát một bức tranh chân dung, ta có thể biết được tính cách, tình cảm, lứa tuổi của nhân vật. + Tỉ lệ mặt người: theo chiều dài khuôn mặt, khoảng cách từ chân tóc đến lông mày, từ lông mày đến chân mũi, từ chân mũi đến cằm thường bằng nhau. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đại diện đứng trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1. Khám phá
- Tranh 1: Chân dung trong nghệ thuật La Mã cổ đại: + Đặc điểm lứa tuổi: Người phụ nữ tuổi trung niên. + Biểu cảm trên khuôn mặt: suy nghĩ, suy tư. + Kích thước khuôn mặt: khuôn mặt trái xoan + Sử dụng những gam màu trầm, tối. - Tranh 2: Chân dung trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại: + Đặc điểm lứa tuổi: phụ nữ trung niên và trẻ em. + Biểu cảm trên gương mặt: tranh vẽ cả 2 con người với góc nhìn nghiêng, thấy được 1 nửa khuôn mặt, ánh mắt hướng tầm nhìn ra xa. + Kích thước khuôn mặt: mặt dài. + Tranh sử dụng gam màu nâu, cam, màu trầm. - Tranh 3: Bạn Mai (tranh của HS Hà Linh): + Đặc điểm lứa tuổi: thiếu nhi. + Biểu cảm trên gương mặt: nét mặt ngây thơ, hồn nhiên, đúng lứa tuổi thiếu nhi. + Kích thước khuôn mặt: mặt tròn, bầu bĩnh. + Tranh sử dụng màu sắc tươi sáng làm chủ đạo.
|
Hoạt động 2: Sáng tạo
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được quy trình, các bước chuẩn bị cần có để vẽ một bức tranh chân dung bạn em.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv yêu cầu HS lên ý tưởng cho bức tranh chân dung bạn em theo các bước sau: + Bước 1: Chọn bạn để làm mẫu vẽ tranh chân dung. + Bước 2: Chọn đặc điểm điển hình của bạn. + Bước 3: Xác định phương pháp thực hành. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS báo cáo kết quả lựa chọn bạn để thực hiện bức tranh của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
2. Sáng tạo
- HS tiến hành lên ý tưởng cho bài vẽ, chọn bạn trong lớp học để cùng thực hiện theo hướng dẫn của GV.
|
Hoạt động 3: Thực hành
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách vẽ một bức tranh chân dung gồm: vẽ hình bằng nét, vẽ hình bằng mảng màu.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Trước khi thực hành, GV yêu cầu HS quan sát mục 3 Thực hành sgk trang 4 để biết cách thực hiện một bức tranh chân dung: + Cách 1: · Tìm bố cục, vẽ phác hình. · Vẽ các chi tiết. · Vẽ màu và hoàn thiện. + Cách 1: Vẽ hình bằng nét:
+ Cách 2: · Vẻ màng màu lớn. · Vẽ tiếp các hình và màu. · Vẽ chi tiết và hoàn thiện. - GV lưu ý cho HS: + Khi vẽ, cần quan sát đặc điểm hình dáng khuôn mặt, tóc, mắt, mũi, miệng của bạn. + Khi vẽ màu, có thể vẽ theo ý thích để diễn tả tâm trạng của bạn. + Lưu ý cách pha màu, vẽ chồng các màu đề bức tranh đẹp hơn. + Có nhiều cách vẽ khác nhau như vẽ khối theo mảng ghép, vẽ tả chất màu da, vẽ nét viền,... Tùy ý thích, em tự chọn và sáng tạo theo cách của mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hành bài vẽ của mình. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv gọi đại diện một số HS trong lớp trình bày bức chân Chân dung bạn em trước lớp học. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
3. Thực hành
- HS thực hiện vẽ tranh với chủ đề Chân dung với những lưu ý của GV. |
Hoạt động 4: Thảo luận
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày sản phẩm của mình và chia sẻ những cảm nhận về bức tranh.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Sau khi HS thực hiện vẽ tranh theo chủ đề Chân dung bạn em trong mục 3 Thực hành, GV yêu cầu HS trưng bày và chia sẻ theo những nội dung sau: + Bố cục, đường nét, màu sắc trong tranh. + Đặc điểm trạng thái, cảm xúc của nhân vật trong tranh. + Em thích tranh của bạn nào nhất? Vì sao Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hành bài vẽ của mình. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv gọi đại diện HS trong lớp đứng dậy trưng bày và chia sẻ cảm nhận về bức tranh - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
4. Thảo luận
- HS trưng bày và chia sẻ về sản phẩm mĩ thuật của mình trước lớp với những gợi ý GV đã hướng dẫn.
|
Hoạt động 5: Ứng dụng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày sản phẩm của mình và chia sẻ những cảm nhận về bức tranh.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát các bức hình trong mục 5 Ứng dụng sgk trang 5 sgk: + Hình 1: Mặt nạ dân gian + Hình 2: Chân dung ghép bằng các loại quả + Hình 3: Hóa trang gương mặt trong nghệ thuật tuồng Việt Nam - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số ứng dụng của tranh chân dung? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv gọi đại diện HS trong lớp đứng dậy trưng bày và chia sẻ cảm nhận về bức tranh - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
5. Ứng dụng
- Một số ứng dụng của tranh chân dung: + Tranh chân dung có thể được sử dụng làm quà tặng, lưu niệm hay sản phẩm trang trí. + Nghệ thuật vẽ chân đung còn được ứng đụng vào hoá trang biểu điễn và thiết kế mặt nạ.
|
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập |
Vấn đáp, kiểm tra miệng |
Phiếu quan sát trong giờ học |
|
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học |
Kiểm tra viết |
Thang đo, bảng kiểm |
|
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,… |
Kiểm tra thực hành |
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp |
|
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 1: CHÂN DUNG BẠN EM
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được đặc điểm của thể loại tranh chân dung
- Bước đầu tìm hiểu và nắm được tỉ lệ khuôn mặt người, trình bày được cách vẽ và vẽ được tranh chân dung người bạn của mình.
- Giới thiệu và nêu được cảm nhận về tranh chân dung.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng :
- Biết như thế nào là vẽ chân dung, yêu cầu cần đạt được của một bức tranh chân dung.
- Biết cách sáng tạo một bức tranh chân dung với nhiều cách vẽ và chất liệu đa dạng.
- Phẩm chất
Bước đầu bồi dưỡng tư yêu và tình yêu đối với môn mĩ thuật nói chung và tình yêu thương, đoàn kết, thân thiện với bạn bè nói riêng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV.
- Một số tranh vẽ chân dung: bố cục, phác hình; vẽ chi tiết, vẽ màu và hoàn thiện.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề: Chắc hẳn các em đều có một hoặc rất nhiều người bạn thân thiết. Hàng ngày, các em cùng đến trường, cùng học tập, cùng đi chơi và tham gia rất nhiều hoạt động khác nhau cùng nhau. Nhưng đã bao giờ các em nghĩ mình sẽ vẽ chân dung người bạn thân thiết của mình làm món quà để tặng cho bạn hoặc chỉ đơn giản là vẽ để là kỉ niệm chưa? Các em có biết cách để vẽ và tạo ra một bức tranh chân dung như thế nào cho đúng tỉ lệ không? Chúng ta sẽ có được câu trả lời trong bài học ngày hôm nay - Bài 1: Chân dung bạn em.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khi quan sát một bức tranh chân dung sẽ biết được tính cách, tình cảm, lứa tuổi của nhân vật; tỉ lệ mặt người được thể hiện trong bức tranh; nét và màu sắc được sử dụng trong tranh vẽ chân dung.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát 3 bức tranh chân dung trong mục Khám phá sgk trang 3: + Tranh 1: Chân dung trong nghệ thuật La Mã cổ đại.
+ Trang 2: Chân dung trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại. + Tranh 3: Bạn Mai (tranh của học sinh Hà Linh). - Sau khi quan sát kỹ các bức tranh, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Đặc điểm, lứa tuổi, biểu cảm trên khuôn mặt của nhân vật trong tranh được thể hiện như thế nào? + Kích thước khuôn mặt được thể hiện trong bức tranh như thế nào? + Nét và màu sắc được sử dụng trong tranh ra sao? - GV gọi 1 HS đứng dậy đọc to mục Em có biết sgk trang 3 để HS lưu ý một số đặc điểm khi quan sát một bức tranh chân dung: + Qun sát một bức tranh chân dung, ta có thể biết được tính cách, tình cảm, lứa tuổi của nhân vật. + Tỉ lệ mặt người: theo chiều dài khuôn mặt, khoảng cách từ chân tóc đến lông mày, từ lông mày đến chân mũi, từ chân mũi đến cằm thường bằng nhau. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đại diện đứng trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1. Khám phá
- Tranh 1: Chân dung trong nghệ thuật La Mã cổ đại: + Đặc điểm lứa tuổi: Người phụ nữ tuổi trung niên. + Biểu cảm trên khuôn mặt: suy nghĩ, suy tư. + Kích thước khuôn mặt: khuôn mặt trái xoan + Sử dụng những gam màu trầm, tối. - Tranh 2: Chân dung trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại: + Đặc điểm lứa tuổi: phụ nữ trung niên và trẻ em. + Biểu cảm trên gương mặt: tranh vẽ cả 2 con người với góc nhìn nghiêng, thấy được 1 nửa khuôn mặt, ánh mắt hướng tầm nhìn ra xa. + Kích thước khuôn mặt: mặt dài. + Tranh sử dụng gam màu nâu, cam, màu trầm. - Tranh 3: Bạn Mai (tranh của HS Hà Linh): + Đặc điểm lứa tuổi: thiếu nhi. + Biểu cảm trên gương mặt: nét mặt ngây thơ, hồn nhiên, đúng lứa tuổi thiếu nhi. + Kích thước khuôn mặt: mặt tròn, bầu bĩnh. + Tranh sử dụng màu sắc tươi sáng làm chủ đạo.
|
Hoạt động 2: Sáng tạo
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được quy trình, các bước chuẩn bị cần có để vẽ một bức tranh chân dung bạn em.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv yêu cầu HS lên ý tưởng cho bức tranh chân dung bạn em theo các bước sau: + Bước 1: Chọn bạn để làm mẫu vẽ tranh chân dung. + Bước 2: Chọn đặc điểm điển hình của bạn. + Bước 3: Xác định phương pháp thực hành. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS báo cáo kết quả lựa chọn bạn để thực hiện bức tranh của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
2. Sáng tạo
- HS tiến hành lên ý tưởng cho bài vẽ, chọn bạn trong lớp học để cùng thực hiện theo hướng dẫn của GV.
|
Hoạt động 3: Thực hành
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách vẽ một bức tranh chân dung gồm: vẽ hình bằng nét, vẽ hình bằng mảng màu.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Trước khi thực hành, GV yêu cầu HS quan sát mục 3 Thực hành sgk trang 4 để biết cách thực hiện một bức tranh chân dung: + Cách 1: · Tìm bố cục, vẽ phác hình. · Vẽ các chi tiết. · Vẽ màu và hoàn thiện. + Cách 1: Vẽ hình bằng nét:
+ Cách 2: · Vẻ màng màu lớn. · Vẽ tiếp các hình và màu. · Vẽ chi tiết và hoàn thiện. - GV lưu ý cho HS: + Khi vẽ, cần quan sát đặc điểm hình dáng khuôn mặt, tóc, mắt, mũi, miệng của bạn. + Khi vẽ màu, có thể vẽ theo ý thích để diễn tả tâm trạng của bạn. + Lưu ý cách pha màu, vẽ chồng các màu đề bức tranh đẹp hơn. + Có nhiều cách vẽ khác nhau như vẽ khối theo mảng ghép, vẽ tả chất màu da, vẽ nét viền,... Tùy ý thích, em tự chọn và sáng tạo theo cách của mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hành bài vẽ của mình. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv gọi đại diện một số HS trong lớp trình bày bức chân Chân dung bạn em trước lớp học. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
3. Thực hành
- HS thực hiện vẽ tranh với chủ đề Chân dung với những lưu ý của GV. |
Hoạt động 4: Thảo luận
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày sản phẩm của mình và chia sẻ những cảm nhận về bức tranh.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Sau khi HS thực hiện vẽ tranh theo chủ đề Chân dung bạn em trong mục 3 Thực hành, GV yêu cầu HS trưng bày và chia sẻ theo những nội dung sau: + Bố cục, đường nét, màu sắc trong tranh. + Đặc điểm trạng thái, cảm xúc của nhân vật trong tranh. + Em thích tranh của bạn nào nhất? Vì sao Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hành bài vẽ của mình. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv gọi đại diện HS trong lớp đứng dậy trưng bày và chia sẻ cảm nhận về bức tranh - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
4. Thảo luận
- HS trưng bày và chia sẻ về sản phẩm mĩ thuật của mình trước lớp với những gợi ý GV đã hướng dẫn.
|
Hoạt động 5: Ứng dụng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày sản phẩm của mình và chia sẻ những cảm nhận về bức tranh.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát các bức hình trong mục 5 Ứng dụng sgk trang 5 sgk: + Hình 1: Mặt nạ dân gian + Hình 2: Chân dung ghép bằng các loại quả + Hình 3: Hóa trang gương mặt trong nghệ thuật tuồng Việt Nam - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số ứng dụng của tranh chân dung? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv gọi đại diện HS trong lớp đứng dậy trưng bày và chia sẻ cảm nhận về bức tranh - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
5. Ứng dụng
- Một số ứng dụng của tranh chân dung: + Tranh chân dung có thể được sử dụng làm quà tặng, lưu niệm hay sản phẩm trang trí. + Nghệ thuật vẽ chân đung còn được ứng đụng vào hoá trang biểu điễn và thiết kế mặt nạ.
|
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập |
Vấn đáp, kiểm tra miệng |
Phiếu quan sát trong giờ học |
|
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học |
Kiểm tra viết |
Thang đo, bảng kiểm |
|
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,… |
Kiểm tra thực hành |
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp |
|
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)