Giáo án giáo dục công dân 8: Bài Pháp luật và kỉ luật

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Pháp luật và kỉ luật. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn............................................Ngày dạy....................................................
Tuần: 5
Tiết: 5

PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu bản chất của pháp luật và kỷ luật , mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật, lợi ích và sự cần thiết phải tuân theo pháp luật và kỷ luật.
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện ý thức và thói quen kỷ luật.
- Nhắc nhở mọi người thực hiện tốt quy định của nhà trường và xã hội
3.Thái độ:
Học sinh Có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỷ năng trân trọng những người có tính kỷ luật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng xác định giá trị.
- Kĩ năng ứng xử giao tiếp.
- Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề.
III.chuẩn bị :
GV:sgk_ sgv.
Nội quy của nhà trường
HS: Giấy thảo luận
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là giữ chữ tín? ý nghĩa của việc giữ chữ tín? Lấy ví dụ ?
Đáp án:
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời húa và biết tin tưởng nhau.
- Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
Vd: luôn giữ đúng lời hứa....
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
GV: Nêu ra 2 vấn đề sau:
1. Đầu năm học vào dịp tháng 9, tháng an toàn giao thông, nhà trường tổ chức cho học sinh tìm hiểu luật giao thông đường bộ và học 2 tiết an toàn giao thông.
2. Vào năm học mới nhà trường phổ biến nội qui của nhà trường, học sinh toàn trường học và thực hiện.
? Những vấn đề trên nhằm giáo dục cho học sinh chúng ta điều gì?
GV: Để hiểu rõ thêm về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của các vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: bản chất của pháp luật và kỷ luật , mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật, lợi ích và sự cần thiết phải tuân theo pháp luật và kỷ luật.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

? Em hãy cho biết đi đường như thế nào là đúng pháp luật .

? Những quy định này những ai phải tuân theo.( Tất cả mọi người).
? Ai đặt ra( Nhà nước).
giáo viên đó là pháp luật .

? Tìm những hành vi sai trái của Vũ Xuân Trường và đồng bọn?.

?Với những hành động này đã dẫn đến hậu quả như thế nào?

? Em có nhận xét gì về những hành vi sai trái này?

? Vì sao em biết hành vi này là vi phạm pháp luật .

?Những quy định này do ai đặt ra.

? Những ai phải tuân theo quy định này .GV Kết luận đó là pháp luật.

Học sinh suy nghĩ

Trả lời

Học sinh đọc phần đặt vấn đề.

Học sinh suy nghĩ

Trả lời

- Do nhà nước đặt ra
- Tất cả mọi người Tính bắt buộc chung.
I: đặt vấn đề:
- Đi về bên phải.
- Tránh về bên phải.
- Vượt về bên trái.
- Đi đúng chiều , đúng lối đi…

Câu 1
- Buôn bán vận chuyển thuốc phiện Ma túy.
- Dùng đồng tiền bất chính để mua chuộc cán bộ.
Câu 2
- Làm suy thoái đạo đức cán bộ gieo rắc cái chết trắng cho con người.
- Đó là những hành vi vi phạm pháp luật .
- Vì điều 3 khoản 1 luật phòng chống Ma túy ghi

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
? Vậy pháp luật là gì?
Giáo viên đưa tình huống.

? Theo luật nghĩa vụ quân sự Nam 18 tuổi không mắc một số bệnh như mù , thần kinh … Thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

? Nếu 1 người nào đó không tham gia thì Nhà Nước sẽ làm gì ?
? ở trường em có nội quy quy định không?

? Nó là quy định quy ước của ai?
? Nội dung của nội quy đó?.

? Nhà trường ban hành nội quy đó nhằm mục đích gì?
Đó là kỷ luật.

? Vậy kỷ luật là gì ?
? Giữa pháp luật và kỷ luật có gì giống và khác nhau.
? Những quy định của trừơng em có được trái với pháp luật không?
Những quy định đó phải tuân theo điều kiện nào.
Lấy ví dụ:
? Việc thực hiện đúng quy định của pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người.

? Việc mặc đồng phục vào thứ 2, thứ 5, thứ 7 là do em tự giác làm hay phải có sự nhắc nhở của người khác.
? Là học sinh em phải rèn luyện pháp luật và kỷ luật như thế nào?

Theo dõi tình huống

Học sinh suy nghĩ

Trả lời

Học sinh suy nghĩ

Trả lời

Học sinh suy nghĩ

Trả lời

Học sinh suy nghĩ

Trả lời

Học sinh suy nghĩ

Trả lời

Học sinh suy nghĩ

Trả lời

II: Nội dung bài học:
1, pháp luật : Là những quy tắc cư sử có do nhà nước đặt ra có tính bắt buộc chung.

Giáo dục thuyết phục cưỡng chế.

Cộng đồng ( Tập thể).
Nêu lên những hành vi (điều) cần tuân theo.
- Nhằm đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ.
2. kỷ luật (sgk).
Học sinh lí giải.

3. Những quy định của tập thể phải tuân theo quy định củapl không được trái với pháp luật .

4.Ý nghĩa(sgk)

5. Phương hướng rèn luyện sgk.

Hoạt đông 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Yêu cầu học sinh đóng vai.

Hà vai đội trưởng đang đánh giá công tác của chi đội thì thấy Dũng đến Hà nhắc nhở lần sau không làm như thế vì thế là thiếu tính kỷ luật. Dũng đã cải lại.
Hà: Trong tuần qua chi đội ta đã hoàn thành xuất sắc số việc như mua sổ số10% đội viên tham gia.
Dũng: Tôi đi chậm xin phép vào lớp.

Hà: Lần sau Dũng nên đi sớm hơn để khỏi ảnh hưởng tới mọi người vì như thế là về kỷ luật.
Dũng: Vào đội là hoàn toàn tự nguyện tự giác , nên việc tôi đi chậm không thể coi là thiếu kỷ luật được .

? Em đồng ý với ý kiến của ai?
? Nếu là lớp trưởng em sẽ giải thích với bạn như thế nào?

Học sinh chia nhóm

Các nhóm phân vai

Thả luận lời thoại

Thể hiện trước lớp

Nhận xét

Học sinh suy nghĩ

Trả lời

III: Bài tập.
Bài tập1: Pháp luật cần cho tất cả mọi người kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỷ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhắt trong hoạt động tạo ra hiệu quả chất lượng của hoạt động xã hội.
Bài tập 2:Nội quy của nhà trường của cơ quan không coi là pháp luật.
Vì nó không do nhà nước ban hành Nhà nước giám sát.

Tổ chức trò chơi:
GV cho học sinh tìm ca dao, tục ngữ nói về tính pháp luật,kỉ luật
*Tục ngữ
- Đất có lề, quê có thói
-Phép vua thua lệ làng
-Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước
*Ca dao :
Bề trên ở chẳng kỹ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
-Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm

4. Chuẩn bị bài cho tiết sau: Xây dựng tình bạn.
- Tìm một số câu chuyện nói về tình bạn.

V/ Tự rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thêm các bài Giáo án GDCD 8, hay khác:

Bộ Giáo án GDCD 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.