Giải siêu nhanh Công nghệ 4 Cánh diều Bài 7 Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu

Giải siêu nhanh Bài 7 Trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu sách công nghệ 4 Cánh diều. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Nhân dịp sinh nhật, em được người thân tặng một chậu cây cảnh để trang trí bàn học. Em cần làm gì để cây luôn tươi đẹp?

Gợi ý:

Muốn cây luôn tươi đẹp, em cần để cây khu vực đủ ánh sáng, tưới cây, chăm sóc cây hàng ngày. 

1. Trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu

a. Vật liêu, vật dụng và dụng cụ

Câu hỏi: Quan sát các hình dưới đây, kể tên các vật liệu, vật dụng, dụng cụ để trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu.

Quan sát các hình dưới đây, kể tên các vật liệu, vật dụng, dụng cụ để trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu.

Trả lời:

  • Vật liệu: Cây con, sỏi dăm, giá thể, phân bón NPK

  • Vật dụng và dụng cụ: Chậu và đĩa lót, xẻng nhỏ, bình tưới cây, khăn lau, găng tay.

b. Trồng cây lưỡi hổ trong chậu

Câu hỏi: Dựa vào hình và thông tin gợi ý dưới đây, em hãy mô tả các thao tác trồng cây lưỡi hổ trong chậu.

Dựa vào hình và thông tin gợi ý dưới đây, em hãy mô tả các thao tác trồng cây lưỡi hổ trong chậu

Trả lời:

Các thao tác trồng cây lưỡi hổ trong chậu là:

  • B1. Xúc sỏi dăm đổ xuống đáy chậu.

  • B2. Xúc giá thể đổ vào chậu một lượng vừa đủ.

  • B3. Đặt cây đứng thẳng giữa chậu.

  • B4. Xúc giá thể đổ vào ngang miệng chậu.

  • B5. Dùng hai tay ấn nhẹ xung quanh gốc cây.

  • B6. Rải sỏi dăm xung quanh gốc cây che kín giá thể.

c. Chăm sóc cây lưỡi hổ trong chậu

Câu hỏi: Quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, em hãy cho biết vì sao cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây lưỡi hổ.

Quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, em hãy cho biết vì sao cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây lưỡi hổ.

Trả lời:

Khi cây lưỡi hổ không có đủ ánh sáng, cây sẽ bị yếu, kém phát triển.

Câu hỏi: An và Bình đang thảo luận về việc tưới nước cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu. Theo em, bạn nào đã làm đúng?

An và Bình đang thảo luận về việc tưới nước cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu. Theo em, bạn nào đã làm đúng?

Trả lời:

Bạn làm đúng là bạn Bình.

Bón phân

Câu hỏi: Quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, em hãy mô tả công việc bón phân cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu.

Quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, em hãy mô tả công việc bón phân cho cây lưỡi hổ trồng trong chậu.

Trả lời:

Bón phân cho cây lưỡi hổ:

1. Nhặt sỏi trên bề mặt giá thể để vào khay.

2. Lấy khoảng 2 thìa cà phê phân bón rắc đều xung quanh gốc cây.

3. Dùng xẻng nhỏ trộn đều phân bón với lớp giá thể phía trên và lấp kín phân bón.

4. Rải lại sỏi lên trên che kín giá thể.

Câu hỏi: Quan sát hình và thông tin dưới đây, em hãy mô tả công việc lau lá cây lưỡi hổ trồng trong chậu.

Quan sát hình và thông tin dưới đây, em hãy mô tả công việc lau lá cây lưỡi hổ trồng trong chậu.

Trả lời:

Cách lau lá cây lưỡi hổ:

  • B1. Lấy nước sạch làm ướt khăn mềm.

  • B2. Dùng khăn mềm và ướt, lau lá nhẹ nhàng từ trên xuống dưới

Câu hỏi: Quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, em hãy mô tả công việc cắt tỉa cây lưỡi hổ.

Quan sát hình và đọc thông tin dưới đây, em hãy mô tả công việc cắt tỉa cây lưỡi hổ.

Trả lời:

Công việc là dùng kéo cắt bỏ những lá vàng, úa.

2. Trồng và chăm sóc cây kim phát tài trong chậu

Câu hỏi: Hãy kể tên các vật liệu, vật dụng, dụng cụ để trồng và chăm sóc cây kim phát tài trong chậu.

Trả lời:

  • Vật liệu: Cây kim phát tài, sỏi dăm, giá thể

  • Vật dụng và dụng cụ: Chậu và đĩa lót, bình tưới cây, xẻng nhỏ, găng tay.

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ với các bạn cách trồng và chăm sóc loại cây đó.

Trả lời:

Cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ:

- Cách trồng: Chọn một chậu cây có lỗ thoát nước tốt, cho vào một lớp đất thịt và phân bò trộn đều vừa đủ ở phần đáy chậu. Đặt bầu đất cẩn thận vào chậu và lắp hỗn hợp vào đất trồng, để một lớp xơ dừa bên trên bề mặt đất nhằm giữ ẩm và mát cho cây.

- Cách chăm sóc:

  • Cung cấp đủ nước ngày 2 lần, 30% nước vào gốc, 70% nước vào thân.
  • Khoảng 2-3 tháng bón phân cho cây để bộ lá đẹp.
  • Thường xuyên cắt tỉa lá già, úa, khô héo để tạo dáng và giảm nấm bệnh.

Lớp 4 | Để học tốt Lớp 4 | Giải bài tập Lớp 4

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 4, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.