Giải SBT bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể (Đọc và thực hành tiếng việt)

Đọc và Thực hành tiếng Việt 

Bài tập 4. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 

Ông Sằn Nông 

Ông Sằn Nông thường đi trong các rừng núi, gặp nhiều thứ quả, thứ hạt. Ông có phép mời được các loại hạt, đặc biệt là hạt thóc về nhà mình ở. Mùa xuân các hạt tự ra đồng mọc, cuối vụ lại trở về kho, về bồ. Năm ấy, Sẵn Nông đi xa không về kịp mùa lúa. Thóc ngô ngoài đồng đã chín, rủ nhau kéo về nhà. Bà vợ Sản Nông đang gội đầu, chưa mở được kho, sắp được bồ. Bà bảo thóc hãy đợi ngoài cửa. Thóc đợi mãi, là bà chỉ lo chải vuốt mái tóc của mình. Thóc giục giã ầm lên, vì trời nắng to, chúng chen chúc mãi ngoài cửa bị nóng bức quá. Chúng chen nhau rồi đánh nhau túi bụi đất cát tung mù lên. Gió thổi làm bụi bậm và một số hạt thóc bám lên đầu lên cổ bà. Bà tức quá, vác gậy đánh chúng, vừa đánh vừa chửi. Thóc kéo nhau ra ruộng, thể từ nay không bò về nữa.

Sản Nông trở về không biết làm thế nào. Ông mắng vợ rồi bỏ đi, ra ruộng dỗ dành, nhưng thóc không chịu. Buồn rầu, ông nắm lấy một nắm thóc bay thẳng lên trời. Nắm thóc ấy tung ra, rải rác thành các ngôi sao, còn chỗ tụ lại thì thành sông Ngân Hà bây giờ. Còn dưới trần gian từ đó, khi lúa chín, con người phải mang hải liềm ra gặt.

(Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 2007, tr. 103)

1. Nêu các sự kiện chính của truyện Ông Sằn Nông.

2. Chỉ ra những lời kể mang tính suy nguyên trong văn bản.

3. Nhân vật chính trong truyện kể trên là ai? Nhân vật ấy được sáng tạo nhằm mục đích gì?

4. Trong tưởng tượng của con người thời xưa, các loại hạt được dùng làm lương thực thuở sơ khai có những đặc điểm gì? Sự tưởng tượng về các loại hạt đó thể hiện quan niệm gì của họ về thế giới?

5. Sự biến đổi trong đặc tính của thóc phản ánh những thay đổi nào trong cuộc sống của con người cổ sơ?

6. Sưu tầm một truyện thần thoại suy nguyên của dân tộc khác có nội dung tương tự với truyện Ông Sản Nông. So sánh và nhận xét về điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Bài Làm:

1. Các sự kiện chính là: 

- Ông Sằn Nông có phép mời được các loại hát, đặc biệt là hạt thóc về nhà mình ở.

- Khi đến mùa, thóc kéo nhau về nhà nhưng vợ Sằn Nông lại mải chải chuốt mái tóc mà không mở cửa kho khiến thóc chen rồi đánh nhau túi bụi. Vì vài hạt thóc bám lên đầu bà nên vợ Sằn Nông vác gậy vừa đánh vừa chửi khiến thóc giận kéo nhau ra ruộng.

- Ông Sằn Nông biết chuyện bèn ra ruộng dỗ dành nhưng không thành. Quá buồn, ông nắm thóc bay lên trời hóa thành những ngôi sao.

2. Những lời kể mang tính suy nguyên: giải thích cho việc con người khi đến mùa lúa chín phải ra ruộng gặt lúa.

- Sự hình thành các ngôi sao và sông ngân hà.

- Tập tục khi lúa chín, con người phải mang hái liềm ra gặt.

3. Nhân vật chính trong truyện kể trên là ông Sằn Nông nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên (sao và sông ngân hà), và tập tục gặt lúa chín mang về nhà. 

4. Trong tưởng tượng của con người thời xưa, các loại hạt được dùng làm lương thực thuở sơ khai có những đặc điểm: tự sinh trưởng, đến mùa thì chúng tự tìm về nhà, vào trong kho của nhà dân. Hơn hết, chúng cũng có cảm giác, cảm xúc và có thể “giao tiếp” với con người,... Sự tưởng tượng ấy thể hiện quan niệm của con người cổ sơ về thế giới “vạn vật hữu linh”...

5. Sự biến đổi trong đặc tính của thóc phản ánh những thay đổi: Con người đã biết tìm kiếm, mày mò, sáng tạo cái ăn, không còn phụ thuộc vào tự nhiên.

6. Truyện Thần Lúa của dân tộc Tày:

Ngày xưa có một người đàn bà nghèo, tuổi cao rồi mới sinh được một cậu con trai. Bà đặt tên con là Pọ Khâu (có nghĩa là Bố Lúa), ý mong mỏi con sẽ không phải ăn trái cây, lá rừng quanh năm suốt tháng như mình.

Pọ Khâu lớn lên rất khỏe. Sức vật ngã cả trâu đực.

Pọ Khâu rất yêu thương mẹ. Mẹ ốm nặng, Pọ Khâu lo lắm. Ai mách thuốc gì, ở đâu, dù phải leo đèo, lội suối, Pọ Khâu cũng đi. Nhưng không thuốc nào chữa khỏi. Thật ra, bà mẹ đói, thèm bát cơm.

Một hôm trên đường đi tìm lá thuốc cho mẹ, Pọ Khâu nằm nghỉ bên suối. Một con chim cu đất bay qua gáy:

Muốn mẹ khỏi đau
Lấy lúa cho mau
Về ăn thì khỏi.

Pọ Khâu giật mình, vùng dậy hỏi:

– Ở đâu có lúa, hỡi cu đất?

Chim cu lại gáy:

Yêu tinh mặt đỏ
Tích lúa đầy hang.

– Nó ở đâu? Pọ Khâu hỏi.

Cu đất hất mỏ chỉ ngọn núi cao rồi cất cánh bay đi. Bay được một quãng, cu đất quay lại, khẽ dặn:

Muốn giết yêu tinh
Phải rình lúc ngủ.

Pọ Khâu về nhà rèn một ngọn lao vừa dài, vừa nhọn, đi tìm yêu tinh. Anh đi hết chín châu, mười mường mới đến được ngọn núi cao, thấy vết chân nó chi chít trên sườn núi.

Anh theo vết chân, đến một cái hang rộng. May quá! Nó đang ngủ. Mặt nó đỏ như củ nâu chín, râu nó dài như rễ cây si. Nó ngáy to như sấm, thở phì phà phì phò làm cho cây cối nghiêng như có gió mạnh thổi. Người nó to bằng mười con voi.

Con yêu tinh vẫn ngáy như sấm, thở phì phà phì phò. Nó há miệng. Pọ Khâu nhanh như sóc, bám vào râu nhảy phắt lên cổ nó, phóng luôn mũi lao vào cuống họng yêu tinh. Nó kêu rống lên đau đớn rồi khạc khạc… Mũi lao phóng mạnh quá, cắm ngập vào cổ họng nó rồi. Nó giẫy giụa, máu chảy ào ra như suối.

Pọ Khâu bị nó hất một cái bay ra cửa hang. Anh ngất đi. Một lúc sau, tỉnh lại, anh vào hang thấy yêu tinh mặt đỏ đã nằm chết cứng.

Đúng như cu đất nói, thóc lúa chất đầy cả hang. Pọ Khâu xúc một gùi thóc mang về rồi gọi dân bản lên cùng lấy.

Pọ Khâu xay lúa, giã thành gạo, nấu cơm, làm bánh cho mẹ ăn. Quả nhiên, mẹ được ăn cơm, ăn bánh, bệnh giảm dần rồi khỏi hẳn. Cũng từ đó dân bản có thóc ăn, không ai phải ăn trái cây, lá rừng như trước nữa. Mọi người ra sức phát nương, trồng lúa, cuộc sống trong bản ấm no vui hẳn lên.

Về sau, để nhớ ơn Pọ Khâu, người dân tôn anh là Thần Lúa. Ngày giỗ ngày Tết bao giờ người ta cũng đặt trên bàn thờ một mâm gạo trắng.

Nhận xét:

Một câu chuyện lí giải nguyên nhân con người phải tự mình thu hoạch lúa và một câu chuyện lại chỉ ra nguồn gốc của những hạt lúa, song chúng đều thể hiện mong ước về cuộc sống ấm no, đủ đầy của con người. Con người muốn tìm cái ăn, tất yếu phải lao động, sáng tạo, mày mò, tìm kiếm. 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT Ngữ văn 10 kết nối bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể (Đọc và thực hành tiếng việt)

Đọc và Thực hành tiếng Việt 

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Thần Trụ Trời trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 11 – 12) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định thời gian, không gian và các sự kiện chính được kể trong truyện Thần Trụ Trời.

2. Vũ trụ thuở sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện thần Trụ Trời?

3. Vì sao thần Trụ Trời lại được miêu tả với hình dạng khổng lồ, kì vĩ?

4. Nếu nhận xét về cách miêu tả công việc kiến tạo vũ trụ của thần Trụ Trời.

5. Phân tích hình ảnh vũ trụ sau khi được kiến tạo để thấy nhận thức của người xưa về thế giới.

6. Tìm những lời kể mang tính suy nguyên và phân tích chức năng cụ thể của chúng trong truyện Thần Trụ Trời.

Xem lời giải

Đọc và Thực hành tiếng Việt

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Thần Sét trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 12 – 13) và trả lời các câu hỏi:

1. Chỉ ra các chi tiết miêu tả hình dạng, tính khí và hành động của thần Sét.

2. Thần Sét đã mắc phải sai lầm gì và bị Ngọc Hoàng trừng phạt như thế nào?

3. Phân tích mối liên hệ giữa hình tượng thần Sét với các hiện tượng trong tự nhiên?

4. Thần thoại phản ánh thế giới quan “vạn vật hữu linh” của người xưa. Thế giới quan ấy được thể hiện như thế nào trong truyện Thần Sét?

5. Phân tích những chi tiết thể hiện chức năng suy nguyên của truyện Thần Sét.

Xem lời giải

Đọc và Thực hành tiếng Việt 

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Thần Gió trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr.13) và trả lời các câu hỏi:

1. Hình dạng của thần Gió có gì đặc biệt? Vì sao thần lại có hình dạng đặc biệt như vậy?

2. Nhân vật con trai của thần Gió được tạo nên nhằm mục đích gì?

3. Chuyện gì đã xảy ra giữa con người và các vị thần (thần Gió, Ngọc Hoàng)?

4. Câu chuyện về các nhân vật thần trong truyện Thần Gió thể hiện cách hình dung như thế nào của con người thời cổ đại về thế giới tự nhiên?

5. Truyện Thần Gió thể hiện những chức năng nào của thần thoại suy nguyên?

Xem lời giải

Đọc và Thực hành tiếng Việt 

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr.15 – 19) và trả lời các câu hỏi:

1. Trong đoạn mở đầu phần 1 của truyện, tác giả đã giới thiệu và nhấn mạnh nét tính cách nào ở nhân vật Tử Văn?

2. Tóm tắt các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện ấy được trình bày theo trình tự nào?

3. Tính cách của nhân vật Tử Văn chủ yếu được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Hãy phân tích một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật.

4. Sử dụng yếu tố kì ảo là đặc trưng nghệ thuật nổi bật của truyện truyền kì. Hãy chọn phân tích giá trị biểu hiện của một số yếu tố kì ảo trong truyện (không gian kì ảo, nhân vật kì ảo,...).

5. Nêu một số thông điệp bạn tiếp nhận được từ tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.

6. Theo bạn, lời bình ở cuối truyện có vai trò gi?

7. Hãy đặt câu với các từ Hán Việt sau: cương trực, khôi ngô, phong độ.

Xem lời giải

Đọc và Thực hành tiếng Việt 

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Chuyện chức Phán sự đền Tan Viên trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 17 – 18), đoạn từ “Tử Văn vâng lời” đến “sai lính đưa Tử Văn về” và trả lời các câu hỏi:

1. Tóm tắt diễn biến của phiên toà xử án nơi cõi âm.

2. Xác định chi tiết có tác dụng xoay chuyển tinh thể trong phiên toà. Sự việc ấy có mối liên hệ với chi tiết nào ở phần 2?

3. Theo bạn, yếu tố nào có ý nghĩa quyết định trong việc làm nên chiến thắng của Tử Văn trong cuộc tranh biện?

4. Phân tích một số chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích thể hiện tính cách của nhân vật Tử Văn.

5. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: cư sĩ, trung thuần, lẫm liệt, khoan dung, chỉ công.

Xem lời giải

Bài tập 7. Truyện ngắn Chữ người tử tù được in lần đầu tiên có nhan đề Giòng chữ cuối cùng. Ở lần in sau, Nguyễn Tuân đã thay đổi nhiều từ ngữ, câu văn, chi tiết miêu tả. Hãy đọc hai đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a.- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay nghề đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ rõ ràng như thế. Thoi mực, Ngục quan cảm động, vải tên tù một vải và nói một câu mà giòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào:

- Xin bái lĩnh.

Viên quản ngục nhìn mặt chữ khô lần lần. Y sung sướng vì giữ được giòng chữ quý. Y tự nhủ: “Tất cả nghề nghiệp ta, và có lẽ cả đời ta nữa, lãi chỉ ở chỗ xin được chút kỉ niệm này". Nhưng, một tình buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sướng của quản ngục...Ít hôm nữa... pháp trường trong Kinh...

(Nguyễn Tuân, Giòng chữ cuối cùng, tạp chí Tao Đàn, số 1/ 1939)

b. 

- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thấy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đẩy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo châm rồi lại nhìn nhau. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau rồi tù một với c Ngục quan cảm động, vai người tù một vải, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù, Ngữ văn 10, tập một, tr. 26)

1. So sánh, nêu nhận xét về nhan đề của tác phẩm ở hai bản in.

2. Chỉ ra một số điểm khác biệt nổi bật về từ ngữ, chi tiết miêu tả trong hai đoạn trích trên.

3. Phân tích tác dụng của việc thay đổi một số từ ngữ hoặc chi tiết trong bản in thứ hai.

4. Từ việc so sánh hai đoạn trích trên, bạn hiểu thêm điều gì về sức hấp dẫn của truyện kể?

5. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: hoài bão, tung hoành, thiên lương.

Xem lời giải

Đọc và Thực hành tiếng Việt 

Bài tập 8. Đọc lại văn bản Tê-dê (Theseus) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 38 – 42) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định thời gian, không gian và các sự kiện chính của truyện thần thoại Tê-dê.

2. Trong các truyện thần thoại Hy Lạp, phẩm chất của nhân vật anh hùng thường được thể hiện khi đối mặt với thử thách:

a. Hãy nêu những thử thách mà nhân vật Tê-dê đã trải qua Tê-dê?

b. Việc chiến thắng các thử thách đã thể hiện những phẩm chất gì của nhân vật

c. Bạn ấn tượng nhất với phẩm chất nào của nhân vật Tê-dê? Vì sao? 

3. Qua nhân vật Tê-dê, bạn hiểu được điều gì về quan niệm của người Hy Lạp thời cổ đại về người anh hùng?

4. Chọn phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện thần thoại Tê-đê.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập