Ta đã biết, cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình, do lá có nhiều lục lạp. Vậy lá chế tạo được chất gì và trong điều kiện như thế nào? Đó là nôi dunng nghiên cứu của bài 21. Sau đây, ConKec tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài.
A. Lý thuyết
1. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
- Thí nghiệm:
- Lấy chậu cây để vào bóng tối trong 2 ngày.
- Dùng băng giấy đen bịt kín 1 phần lá ở 2 mặt
- Đem chậu cây ra nắng
- Ngắt lá, bỏ băng dính, thủy phân diệp lục bằng cồn 90 độ, rửa sạch trong nước ấm
- Thử tinh bột bằng thuốc tím
- Kết luận: Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột
- Thí nghiệm:
- Chuẩn bị 2 cốc thủy tinh đầy nước chứa cây thủy sinh
- Úp uống nghiệm vào 2 cốc
- Để 1 cốc vào chỗ tối hoặc bỏ túi giấy đen, 1 cốc để ngoài nắng
- Đưa que đóm vào ống nghiệm sau nhiều giờ thí nghiệm và quan sát
- Kết luận: Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí oxi ra môi trường ngoài
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 70 - sgk Sinh học 6
Làm thế nào để biết lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 70 - sgk Sinh học 6
Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?