Em hãy xây dựng chương trình và trình bày trước lớp kế hoạch tuyên truyền cho học sinh một trường THCS (ở gần trường em đang học) về việc phòng tránh bom, mìn, đạn và các loại vũ khí khác còn sót lại sau chiến tranh.

VẬN DỤNG

1. Em hãy xây dựng chương trình và trình bày trước lớp kế hoạch tuyên truyền cho học sinh một trường THCS (ở gần trường em đang học) về việc phòng tránh bom, mìn, đạn và các loại vũ khí khác còn sót lại sau chiến tranh. 

2. Em hãy xây dựng và trình bày trước lớp báo cáo về chủ đề: "Phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ - Những việc làm của cộng đồng nơi em ở". 

Bài Làm:

1. Xây dựng chương trình và trình bày trước lớp kế hoạch tuyên truyền cho học sinh một trường THCS (ở gần trường em đang học) về việc phòng tránh bom, mìn, đạn và các loại vũ khí khác còn sót lại sau chiến tranh:

  • Nguyên nhân gây tai nạn:
    • Do tác động trực tiếp bằng cơ học như: cưa, đục, đá, ném, vận chuyển bom mìn.
    • Do tác động trực tiếp của nhiệt (bị đốt nóng).
    • Do một số nguyên nhân khác. 
  • Cách phòng tránh:
    • Không tác động trực tiếp vào BM&VLCN như cưa đục bom mìn, mở tháo bom mìn, ném vật khác vào bom mìn, và vận chuyển bom mìn.
    • Không đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom mìn.
    • Không đi vào khu vực có biển báo bom mìn.
    • Nếu đã nhỡ đi vào khu vực có bom mìn thì phải thận trọng đi ra theo lối đã đi vào, hoặc đứng yên la to cho người khác biết để giúp đỡ.
    • Không chơi đùa ở những nơi có thể còn sót lại bom mìn như hố bom, bụi rậm, căn cứ quân sự cũ.
    • Khi thấy vật lạ nghi là bom mìn phải tránh xa và báo cho người lớn biết .
    • Không đứng xem người khác cưa đục, tháo dỡ bom min, phải tránh xa.
    • Không tham gia rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh.
  • Hậu quả của tai nạn bom mìn.
    • Đối với bản nhân người bị nạn: có thể chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
    • Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình.
    • Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động.
  • Đối xử với người khuyết tật là nạn nhân của bom mìn vật nổ:
    • Cần cảm thông, giúp đỡ, và tôn trọng .
    • Cần giúp họ sớm lấy lại cân bằng về tinh thần, hoà nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.

2. Xây dựng và trình bày trước lớp báo cáo về chủ đề: "Phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ - Những việc làm của cộng đồng nơi em ở":

  • Phòng chống thiên tai (sạt lở):
    • Không xây dựng nhà cửa, kho hàng, vật kiến trúc và lập các bến bãi sát mép bờ…; không khai thác cát trái phép trên sông tạo nên hàm ếch làm thay đổi dòng chảy gây nên tình trạng sạt lở; không xây dựng công trình bảo vệ bờ tự phát không theo quy hoạch chung,  không đúng yêu cầu kỹ thuật và không được cấp có thẩm quyền cho phép; không neo đậu tàu, xà lan trái phép gây hư hại bờ và cây bảo vệ bờ.
    • Thường xuyên theo dõi tin tức về các đợt mưa lớn kéo dài, triều cường, diễn biến sạt lở; chú ý quan sát và phát hiện những dấu hiệu lạ (cây cối nghiêng, vết nứt, lún nền đất). Khi thấy dấu hiệu lạ phải báo ngay cho chính quyền địa phương và người xung quanh khu vực để kịp thời sơ tán người và tài sản, giấy tờ và các loại vật dụng quan trọng khác; di chuyển đồ đạc và tài sản trong nhà đến nơi an toàn.
    • Tăng cường trồng cây chống sạt lở dọc theo mép bờ sông có tác dụng chắn sóng, ổn định bờ sông.
    • Khi xảy ra sạt lở: sơ tán khẩn trương người và tài sản, không cố cứu vớt tài sản đã bị cuốn trôi, cần bảo vệ tính mạng là trước tiên; chạy nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm khi nghe hoặc nhận thấy tiếng động lớn, có dấu hiệu không bình thường. Nếu ở gần khu vực đang xảy ra sạt lở, không nên tò mò tới gần khu vực đó.
  • Phòng chống dịch bệnh Covid19:
    • Tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng hạn.
    • Đeo khẩu trang
    • Tránh các không gian thông khí kém và nơi đông người.
    • Xét nghiệm để tránh lây truyền sang cho người khác
    • Rửa tay thường xuyên.
    • Che miệng khi ho và hắt hơi.
    • Vệ sinh và khử trùng.
    • Theo dõi sức khỏe hàng ngày.
    • Thực hiện theo khuyến cáo cách ly.
    • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi đi du lịch.
  • Phòng chống cháy nổ:
    • Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.
    • Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu ... phải kín. Không để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy.
    • Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan.
    • Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.
    • Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung) toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gân các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.
    • Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
    • Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải băng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn chống cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan. 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 1 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

II. PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

1. Tác hại của thiên tai

Khám phá 3: Em hãy nêu những thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam. Những thiên tai đó gây tác hại như thế nào?

Xem lời giải

2. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả thiên tai

Khám phá 4: Khi nhận được thông tin dự báo bão, lũ xảy ra ở địa phương, em sẽ làm gì để tham gia phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả của chúng?

Xem lời giải

Luyện tập 2: Ở địa phương nơi em sinh sống, học tập thường xảy ra những thiên tai nào? Em đã làm gì để góp phần phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả của những thiên tai đó. 

Xem lời giải

III. PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

1. Tác hại của dịch bệnh

Khám phá 5: Em hãy kể tên và nêu tác hại của một số dịch bệnh. 

Xem lời giải

2. Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Luyện tập 3:

1. Dịch bệnh có tác hại gì khác so với các bệnh thông thường? Vì sao?

2. Em cần làm gì để góp phần phòng, chống dịch bệnh tại gia đình, nhà trường và cộng đồng. 

Xem lời giải

IV. PHÒNG, CHỐNG CHÁY NỔ

1. Tác hại của cháy nổ

Khám phá 6: Em hãy quan sát Hình 1.10 và nêu một số tác hại do các vụ cháy nổ gây ra. 

Giải bài 1 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ 

Xem lời giải

2. Một số biện pháp phòng, chống cháy nổ

Khám phá 7: Em hãy nêu các cách chữa cháy có trong Hình 1.11 và kể thêm một số cách khác. 

Giải bài 1 Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ 

Xem lời giải

Luyện tập 4: Em hãy nêu những việc cần làm và không nên làm để phòng, chống cháy nổ. 

Xem lời giải

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập