Câu 4: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong những trường hợp sau:
a. T có một em gái, mẹ là giáo viên và bố là doanh nhân. Hằng ngày, mọi công việc trong nhà đều do mẹ và em gải đảm nhận. Chỉ những ngày kỉ niệm Quốc tế phụ nữ 8 — 3 hay thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 — 10, bố và T mới bàn nhau mua hoa, tặng quà và chia sẻ việc nhà với mẹ và em gái.
Hành vi của T và bố T có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
b. Bố A làm việc trong một công ty may mặc. Bố rất yêu thương, quan tâm chăm sóc cho A và em gái. Bố thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và cùng bố mẹ làm những công việc nội trợ trong nhà.
Hành vi của bố A có thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
c. Công ty D tuyến nhân viên làm lái xe taxi. Chị K đến nộp hồ sơ dự tuyển nhưng bị Công ty từ chối với lí do chị là nữ, làm việc một thời gian rồi sinh con, nuôi con nhỏ sẽ ảnh hưởng đến công việc.
Việc Công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
Bài Làm:
a. Hành vi của T và bố T không phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Vì mọi công dân đều có quyền bình đẳng trong gia đình mà không phân biệt giới tính, độ tuổi,...
b. Hành vi của bố A có thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng. Vì bố đã không phân biệt giới mà đối xử với cả hai bằng tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc cho cả hai.
c. Việc công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Vì nam, nữ đều bình đẳng trong việc lựa chọn nơi làm việc.