KHÁM PHÁ
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực
a. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
(1) Luật Bình đẳng giới năm 2006
Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vục chính trị (trích)
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lí nhà nước, tham gia hoạt động xã hội;
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị — xã hội, tổ chức chính trị xã hội — nghề nghiệp, tô chức xã hội, tô chức xã hội — nghề nghiệp.
(2) Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 18 — 12 — 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới
Điều 6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị (trích)
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chinh trị — xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
(3) Báo cáo của Hội đồng abauf cử quốc gia cho biết: nữ đại biểu Quốc hội kháo XV là 151/499 đại biểu, chiếm 30,26%. Đối với nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026: cấp tỉnh có 1079/3721 đại biểu, chiếm 29%; cấp huyện có 6584/22550 đại biểu, chiếm 29,2%; cấp xã có 69 487/239788 đại biểu, chiếm 28, 985%.
(Hội đồng bầu cử quốc gia, Báo cáo Tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quocos hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân đân các cấp nhiệm kì 2021-2026, ngày 14-7-2021).
(4) Khi biết chị M được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông N cho rằng chị là phụ nữ, không có đủ trình độ, năng lực đề trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân nên đã nhiều lần tung tin đồn chị M có hành vi dùng tiền chạy để được đưa vào danh sách ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
1/ Từ thông tin 3, em có nhận xét gì về việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ờ nước ta?
2/ Ờ trường hợp 4, theo em hành vi của ông N có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vục chính trị không? Hậu quả mà ông N có thể phải chịu trách nhiệm khi thục hiện hành vi này là gì? VÌ sao?
3/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vục chính trị ở nước ta hiện nay.
Bài Làm:
(1) Từ thông tin 3, việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta vẫn đang được thực hiện mặc dù tỉ lệ chưa được cao nhưng đã thể hiện được việc nhà nước tích cực trong việc thực hiện bình đẳng giới.
(2)
- Ở trường hợp 4, theo em hành vi của ông N có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Hậu quả mà ông N có thể phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi tung tin đồn chị M có hành vi dùng tiền chạy để được đưa vào danh sách ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Vì ông M đã phân biệt giới và vi phạm quyền bình đẳng giới; đồng thời ông N còn vi phạm tới danh dự, nhân phẩm của chị M.
(3) Ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta hiện nay:
- Trong hệ thống tổ chức đảng: trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011-2016), Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới cho thấy: ở cấp đảng bộ, chi bộ cơ sở, tỷ lệ nữ cấp ủy viên chiếm 19,69%; ở đảng bộ cấp huyện và tương đương, tỷ lệ cấp ủy viên là nữ chiếm 14,3%; tỷ lệ nữ là đảng ủy viên ở cấp đảng bộ trực thuộc Trung ương chiếm 13,3%. Trong 03 nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng vừa qua, tỷ lệ nữ giới tham gia ban chấp hành các cấp tuy có tăng nhưng chưa đạt tỷ lệ 25% đề ra trong Nghị quyết số 11-NQ/TW và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020(4).
- Trong các cơ quan dân cử: Nghị quyết số 11-NQ/TW đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và nữ đại biểu Quốc hội đạt 35-40%. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ đó còn rất hạn chế: tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV là 26,72%; tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đạt 26,54%; tỷ lệ nữ chủ tịch Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp dao động trong khoảng 6%. Tỷ lệ nữ giới giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, huyện khoảng 20%. Tỷ lệ này ở cấp xã thấp hơn (khoảng 14%). Mặc dù tỷ lệ phụ nữ là chủ tịch/phó chủ tịch các cơ quan dân cử có xu hướng tăng lên nhưng không mang tính ổn định và chưa tương xứng với tỷ lệ nữ giới.
Trong bộ máy hành chính nhà nước: tính đến tháng 8/2017, có 12/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đạt tỷ lệ 40% (giảm 7% so với năm 2015).