Đọc văn bản Mẹ Tôi

4. Đọc văn bản Mẹ tôi (trang 10) và trả lời các câu hỏi dưới đây.

a. Em đã bao giờ mắc lỗi với cha mẹ chưa? Trong tình huống đó, em ứng xử với cha mẹ như thế nào? Hãy chia sẻ với bạn bè về điều đó.

b. Em đã bao giờ viết thư cho ai chưa? Theo em, hình thức viết thư có ưu điểm gì vượt trội so với hình thức nói trực tiếp? Từ đó, lí giải vì sao bố của En-ri-cô trong văn bản lại chọn cách viết thư khi ông muốn nói chuyện với En-ri-cô.

c. Trong văn bản, người mẹ hiện lên như thế nào? Qua lới văn của Et-môn- đô đơ A-mi-xi, kết hợp với tưởng tượng của mình, em hãy vẽ một bức tranh về đề tài Mẹ.

d. Sau khi đọc bức thư của bố, em đoán xem En-ri-cô cảm thấy thế nào? Hãy đóng vai En-ri-cô viết lại một bức thư đáp lại bức thư của bố.

Bài Làm:

a. Em đã từng mắc lỗi với cha mẹ. Trong tình huống đó, em đã nhận lỗi, xin lỗi cha mẹ và sửa lỗi lầm của mình đã gây ra bằng những hành động.

b.

  • Em đã từng viết thư cho người khác. Theo em,  hình thức viết thư có ưu điểm hơn so với nói trực tiêp là: vẫn bày tỏ được thái độ, cảm xúc, tình cảm nhưng vẫn tránh tổn thương cho người khác.
  • Lựa chọn hình thức viết thư dù hai bố con vẫn sống cùng nhà, vẫn thường xuyên gặp mặt trực tiếp là vì viết thư là hình thức giao tiếp gián tiếp. Nó có tác dụng:     

         + Với bố: tránh làm tổn thương con, kiềm chế được cảm xúc nóng giận, không làm tổn hại đến tình cha con đồng thời vẫn bày tỏ được thái độ, cảm xúc và đưa ra lời dạy bảo con

         + Với con: không bị tổn thương, có thời gian để tự nhìn lại mình, tự thấm thía những lỗi lầm của mình. Con tự nhận thức một cách sâu sắc hành động, lời nói của mình để từ đó nhận lỗi và sửa lỗi.

c. Trong văn bản, hình ảnh của người Mẹ: Tuy không xuất hiện trực tiếp trong bài văn mà chỉ hiện lên qua lời người bố nhưng hình ảnh Mẹ là trung tâm của bài văn. Toàn bộ nội dung bài văn nhằm ngợi ca tình yêu thương, đức hi sinh của người mẹ và khẳng định vai trò không gì thay thế của mẹ đối với mỗi người con.

d.

  • Sau khi đọc bức thư của bố, En-ri-cô vô cùng xúc động và đến gặp mẹ mình.
  • Đóng vai là En-ri-cô viết một bức thư gửi mẹ:

         Mẹ thân yêu của con! Sau khi đọc xong bức thư của bố, con cảm thấy rất ân hận về việc làm sai trái đó. Con đã thức suốt đêm để mở lời nói với bố nhưng thật sự con không thể. Vì con rụt rè, sợ bố đánh hay con vẫn ương bướng cho mình là đúng? Vì sao con không thể giải đáp được! Nên con mong những lời xám hối củ con trong bức thư nhỏ bé này sẽ phần nào xóa đi nỗi buồn trong lòng mẹ, để con được ôm và hôn mẹ như mọi khi. mẹ biết không, những lời nói chứa chan tình yêu thương của bố làm con giận mình. Giận mình tại sao làm cho bố mẹ buồn, tại sao không nghĩ về những tình cảm mình nhận được từ bố mẹ. Trong những ngày này, con day dứt lắm. Mẹ đối với con như thế mà con nỡ làm mẹ đau lòng. mẸ ạ! Con là đứa trẻ hư, không vâng lời bố mẹ. Và bây giờ con đã hiểu. Con cảm ơn mẹ vì những điều mẹ làm cho con.
Mẹ của con, con xin lỗi, nhiều lúc đã làm bố mẹ buồn phiền! Con muốn được mẹ hôn lên trán con để xóa đi cái dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa. Con muốn ôm hôn cả hai người, muốn được mẹ yêu thương như những ngày nào! 
Ôi mẹ của con! Con ko biết nói gì hơn nữa! Con đã sai và con sẽ sửa lỗi - đó là lời hứa danh dự của con! Con yêu mẹ nhiều! 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải phát triển năng lực ngữ văn 7 bài 1: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Từ ghép, Liên kết trong văn bản

1. Em hãy nhớ lại ngày khai trường gần nhất của mình và trả lời câu hỏi sau:

a. Đêm trước ngày khai trường em có tâm trạng như thế nào?

b. Em đã chuẩn bị gì cho ngày khai trường?

c. Bố/mẹ, người thân đã làm gì giúp em?

d. Mục tiêu trong năm học mới của em là gì?

Xem lời giải

2. Đọc văn bản Cổng trường mở ra (SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 5) sau đó điền thông tin phù hợp để hoàn thiện bảng dưới đây.

ĐỐI TƯỢNG

CHI TIẾT MIÊU TẢ

Ý NGHĨA CỦA CHI TIẾT

Người con

 

 

Ngày khai trường của mẹ

 

 

Vai trò của giáo dục với nhà trường

 

 

Xem lời giải

3. Kết thúc văn bản Cổng trường mở ra, người mẹ đã động viên đứa con :" Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới diệu kì sẽ mở ra". Em hãy hình dung và mô tả thế giới diệu kì ấy dưới góc nhìn của người mje, người con và của một nhà giáo dục rồi viết lại vào sơ đồ dưới đây.

Xem lời giải

5. Làm việc theo nhóm đôi để tạo ra các từ ghép chính phụ bắt đầu bằng tiếng "bút" theo mô hình:  bút + x

Sau đó trao đổi kết quả với nhóm khác để biết các nhóm tìm được bao nhiêu từ ghép chính phụ bắt đầu bằng tiếng "bút". Điều chỉnh kết quả làm bài của nhóm mình, nếu thấy cần thiết.

Xem lời giải

6. Đọc các từ sau và thực hiện theo yêu cầu ở phía dưới: 

ăn uống, ăn nói, ăn mặc, ăn bốc, ăn đường, ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, ăn chực, áo quần, giày dép, mũ áo, khăn áo, áo xống, áo sơ mi, quần bò, áo cánh, áo vét, áo hai dây.

a. Căn cứ vào cấu tạo để phân loại các từ vào 2 nhóm khác nhau: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

b. Em chọn từ nào trong hai từ : "cụ thể","khái quát" để nói về nghĩa của nhóm (a) và nghĩa của nhóm (b).

Xem lời giải

7. Đọc phần ghi nhớ (tranh 18) về liên kết văn bản và cho biết:

a. Điều kiện để một văn bản có tính liên kết.

b. Các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện nào?

Xem lời giải

8. Gỉa sử trong một cuộc hội thảo quốc tế về giáo dục được tổ chức ở Mĩ, người mẹ và đứa con trong văn bản Cổng trường mở ra vô tình gặp hai bố con En-ri-cô trong văn bản Mẹ tôi cũng đến tham dự. Vận dụng những hiểu biết của em về liên kết trong văn bản, hãy tưởng tượng và ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật.

Lưu ý: trong bài văn có sử dụng từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Xem lời giải

9. Tìm hiểu phẩm chất của người mẹ trong văn bản Mẹ hiền dạy con, Cổng trường mở ra, Mẹ tôi và hoàn thiện bảng sau:

Xem lời giải

10. Em hãy tưởng tượng 20 năm sau nhân vật người con trong văn bản cổng trường mở ra bây giờ đã khôn lớn trưởng thành và cũng có con sắp bước vào lớp 1. Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên của bản thân, những lời dặn dò của ba mẹ luôn khắc sâu trong tâm trí anh. Đóng vai người con (bây giờ là phụ huynh) viết một bức thư gửi con của mình.

Xem lời giải

9. Tìm hiểu phẩm chất của người mẹ trong văn bản Mẹ hiền dạy con, Cổng trường mở ra, Mẹ tôi và hoàn thiện bảng sau:

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Phát triển năng lực] Soạn văn 7 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài [Phát triển năng lực] Soạn văn 7 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.