3. Các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của Sử học
3.1. Các nguồn sử liệu
Đọc thông tin tư liệu và quan sát Bảng 1.3, các hình từ 1.5 đến 1.9, hãy phân biệt các nguồn sử liệu và cho biết giá trị của mỗi loại hình sử liệu.
Bài Làm:
Phân biệt các nguồn sử liệu và giá trị của mỗi loại hình sử liệu:
- Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của các thông tin, sử liệu được chia làm 2 nguồn cơ bản:
- Sử liệu sơ cấp:
- Là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu như hồ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,....
- Là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học khi miêu tả, phục dựng lại quá khứ.
- Sử liệu thứ cấp:
- Là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.
- Là tài liệu tham khảo (đã thông qua qua điểm tiếp cận, nhận thức của con người).
- Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành 4 loại hình cơ bản:
- Sử liệu lời nói - truyền khẩu: là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,....được lưu truyền từ đời này sang đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.
- Sư liệu hiện vật: là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể.
- Sử liệu hình ảnh: là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gồm tranh ảnh, băng hình.
- Sử liệu thành văn: là nguồn sử liệu bằng chữ viết như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước,....