Đọc phần tóm tắt nội dung của vở chèo Quan Âm Thị Kính...

3. Đọc phần tóm tắt nội dung của vở chèo Quan Âm Thị Kính (SGK, Ngữ văn 7, tập hai, trang 113) và kể cho các bạn nội dung của vở chèo.

Bài Làm:

Thị Kính là một người con gái nết na, xinh đẹp, thùy mị, đoan trang của nhà Mãng Ông. Thị Kính lại là một người con vô cùng hiếu thảo, vì thế dù đến tuổi cưới chồng, nhưng nàng mãi chưa chịu cưới vì nàng mong muốn ở nhà chăm sóc người cha già neo đơn. Một hôm,chàng trai nhà họ Sùng tên là Thiện Sĩ - học trò dòng dõi thi thư đã đến xin cưới Thị Kính.Để khiến cha vui lòng, Thị Kính đồng ý lấy Thiện Sĩ. Hai người có cuộc sống hạnh phúc bên nhau.

Hàng ngày, Thiện Sĩ ở nhà chăm chỉ đọc sách, học hành, còn Thị Kính thì lo chăm việc đèn đóm, cơm nước may vá. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc và la toáng lên. Mẹ chồng - Sùng Bà vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính vì thương cha, muốn tránh tiếng xấu cho cha của mình, nàng thương xót cho thân phận mình nên Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ, khi đi chùa dâng hương gặp Kính Tâm, vì dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ. Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, nhà chùa lập đàn giải oan cho nàng. Đức Phật từ bi thấu hiểu lòng nàng, sự hi sinh cao cả không tính toán của Thị Kính nên đã phong nàng thành Đức Phật Quan Âm Thị Kính.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn phát triển năng lực ngữ văn 7 bài 29: Quan Âm Thị Kính, dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy...

1. Những hình ảnh sau khiến em nhớ tới những loại hình văn hóa nghệ thuật nào? Hãy chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về các loại hình văn hóa nghệ thuật đó.

Xem lời giải

2. Em đã từng được xem biểu diễn chèo chưa? Cùng bạn tìm hiểu về thể loại chèo thông qua việc đọc phần Chú thích (SGK, Ngữ văn 7, tập hai, trang 118) và hoàn thành sơ đồ sau:

Xem lời giải

4. Trích đoạn Nỗi oan hại chồng thuộc phần nào trong ba phần của vở chèo? Kể tên các nhân vật và nêu sự kiện chính trong trích đoạn.

Xem lời giải

5. Làm việc theo nhóm và thực hiện các yêu cầu dưới đây để làm rõ đặc điểm, tính cách và số phận nhân vật Thị Kính.

a. Ở phần đầu đoạn trích, Thị Kính hiện lên là một người vợ như thế nào? Những chi tiết nào về hành động, lời nói của nhân vật chứng tỏ điều đó?

b. Khi bị oan, Thị Kính đã kêu oan mấy lần? Nhân vật kêu oan với ai? Thái độ, phản ứng, hành động của đối tượng được Thị Kính hướng tới để kêu oan ở mỗi lần là gì? Hãy tìm các thông tin để điền vào bảng sau.

c. Cuối trích đoạn Thị Kính đã quyết định làm gì? Hành động đó cho thấy Thị Kính có tính cách và số phận như thế nào?

Xem lời giải

6. Làm việc theo nhóm và thực hiện các yêu cầu để làm rõ tính cách, đặc điểm và số phận của Thị Kính.

a. Liệt kê các hành động, lời nói của nhân vật Sùng bà đối với Thị Kính. Qua các hành động, lời nói đó, em có nhận xét gì về tính cách nhân vật này.

b. Lí giải vì sao Sùng bà không thèm đếm xỉa tới lời kêu oan thảm thiết của Thị Kính mà nhất quyết kết tội và đuổi Thị Kính ra khỏi nhà bằng những lời lẽ và hành động tàn nhẫn. Cách đối xử của Sùng bà với Thị Kính cho thấy còn có những nỗi khổ gì?

Xem lời giải

7. Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, vợ chồng Sùng bà đã dựng lên vở kịch tàn ác như thế nào? Tại sao có thể nói đây là chỗ xung đột kịch được thể hiện cao nhất?

Xem lời giải

8. Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong những câu sau:

a. Tích truyện trong trèo được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm (Quan Âm Thị Kính, Từ Thức, Trương Viên, Kim Nham, Tống Trân - Cúc Hoa,...) xoay quanh trục bĩ cực (đau khổ, oan trái) - thái độ (tốt đẹp, yên vui).

b. Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính: đức hạnh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn; mụ ác: tàn nhẫn, độc địa.

Xem lời giải

9. Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) giới thiệu về một loại hình nghệ thuật dân gian, trong đó có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Hãy chỉ ra mục đích của em khi sử dụng các dấu câu đó.

Xem lời giải

10. Thực hiện những yêu cầu dưới đây để làm rõ những mục cần có của văn bản đề nghị và những điều cần lưu ý khi làm văn bản đề nghị:

a. Đọc các mục của văn bản đề nghị dưới đây:

- Tên văn bản: giấy đề nghị (hoặc Bản đề nghị)

- Địa điểm, thời gian làm giấy đề nghị

- Chữ kí và họ tên người đề nghị

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

Theo em, các mục trên đã đủ cho một văn bản đề nghị hay chưa? Nếu thiếu, cần phải bổ sung những mục nào? Sắp xếp lại các mục theo trình tự hợp lí?

b. Theo em, cần lưu ý điều gì đề văn bản đề nghị hoàn thiện hơn?

Xem lời giải

11. Viết văn bản đề nghị thầy/ cô giáo chủ nhiệm tổ chức ho lớp đi xem vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Xem lời giải

12. Từ chủ đề của đoạn trích Nỗi oan hại chồng và vở chèo Quan Âm Thị Kính, hãy phát biểu ý nghĩa câu thành ngữ: Oan Thị Kính.

Xem lời giải

13. Kể tên những nghệ sĩ diễn thành công các vai Thị Kính, Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Xem lời giải

14. Tìm hiểu và giới thiệu với các bạn về một số vở chèo đặc sắc của nghệ thuật sân khấu ở Việt Nam.

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Phát triển năng lực] Soạn văn 7 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài [Phát triển năng lực] Soạn văn 7 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình giúp bạn học tốt hơn.