2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Chàng Kim từ lại thư song
…
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi
a.Hãy cho biết tâm trạng của Kim Trọng sau khi gặp Kiều là gì? Tâm trạng ấy được thể hiện như thế nào?
b. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn từ hình ảnh trong đoạn trích (đặc điểm tác dụng)
Bài Làm:
a. Tâm trạng của Kim Trọng sau khi gặp Kiều chính là sự tương tư, mong nhớ khôn nguôi.
Tâm trạng ấy được Nguyễn Du đã tả nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm. Muốn cho yên nỗi nhớ, nhưng nỗi sầu lại cứ sinh sôi, nảy nở, sầu đong càng lắc càng đầy. Thông thường, đong thóc gạo, khi ta lắc, thóc gạo vơi đi. Nhưng Kim Trọng đem sầu mà đong, mà lắc, tức cứ động đến, nỗi sầu ấy cứ dâng trào lên, cứ nhức nhối đau buồn. Chuyện nỗi sầu là hiện tượng tình cảm. Nó vô hình, Nguyễn Du đã vật chất hóa, cụ thể hóa một hiện tượng trừu tượng khiến người đọc như trông thấy, sờ nắn được nỗi buồn ấy. Cứ như vậy, ý này dồn lên ý khác, nối tiếp, dập dồn y như chàng Kim không nằm yên trong giấc ngủ, cứ trở mình trằn trọc, nghĩ suy.
b. Thông qua cách sử dụng ngôn từ chọn lọc, Nguyễn du mượn cảnh để thể hiện tâm tình nỗi tương tư, mong nhớ của Trọng. Với tư cách của một chàng trai, sự say mê tưởng nhớ không mơ hồ mà mắt đã nhìn về một hướng, lòng đã thổn thức nỗi cầu mong được gặp mặt. Nguyễn Du đã tả nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm. Đấy cũng chỉ là một đặc điểm của chuyện Kim Trọng tương tư. Còn đây, một đặc điểm thứ hai, đặc điểm nổi trội: ấy là sự tương tư dữ dội, dồn dập nhiều chiều, nhiều bình diện:" Sầu đong càng lắc càng đầy" thể hiện nỗi nhớ đong đầy không hề phôi phai của Trọng.