Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi.

35.1 Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi.

Hoạt động sống của tế bào

Hoạt động sống của tế bào biểu hiện ở quá trình trao đổi chất và chuyên hoạ năng lượng, lớn lên, phân chia và cảm ứng.

Mỗi tế bào sống trên cơ thể luôn luôn được cung cấp các chất dinh dưỡng. Ở tế bào luôn xảy ra quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản được hấp thu vào trong tế bào. Đồng thời, trong tế bào cũng luôn xảy ra quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tế bào có khả năng lớn lên, sinh sản và cảm ứng. Sự sinh sản của tế bào là khả năng phân chia trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo nên những tế bào mới. Sự cảm ứng là khả năng thu nhận và phản ứng trước những kích thích vật lí, hoá học của môi trường quanh tế bào.

Ở cơ thể còn non, các tế bào sinh sản nhanh chóng làm cho cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ở cơ thể trưởng thành, quá trình này vẫn tiếp tục nhưng thường chậm lại. Trong quá trình sống, nhiều tế bào chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới.

Câu hỏi:

1. Kể tên các hoạt động sống xảy ra trong tế bào. Nêu vai trò của mỗi hoạt động sống đó.

2. Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong tế bào. Cho ví dụ minh hoạ.

35.2 Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi.

Cơ thể sinh vật là một khối thống nhất

Sinh vật đa bào bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào nên tế bào được coi là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể đã tin sống. Các tế bào tồn tại, luôn luôn đổi mới thành phần, lớn lên và phân chia là do thường xuyên được cung cấp các chất dinh dưỡng dưới dạngcác hợp chất đơn giản, nhờ đó các tế bào có thể tổng hợp nên những chất phức tạp cho từng cơ quan và cơ thể. Những hợp chất đơn giản này lại là kết quả của quá trình biến đổi những hợp chất phức tạp có trong thành phần thức ăn lấy ở môi trường ngoài. Trong quá trình hoạt động của các tế bào đòi hỏi phải tiêu dùng năng lượng. Nguồn năng lượng này chính là do quá trình phân giải các hợp chất chứa năng lượng có trong thành phần của tế bào cung cấp, nhờ oxygen của không khí bên ngoài đưa tới tận các tế bào. Kết quả của quá trình phân giải, một mặt tạo ra năng lượng, nhưng mặt khác cũng tạo ra các sản phẩm phân huỷ, không cần thiết cho cơ thể, thậm chí còn có hại, các chất này sẽ được thải ra ngoài qua các cơ quan bài tiết.

Như vậy, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể không biệt lập mà phối hợp, ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng để thực hiện các quá trình sinh lí cơ bản, đó là quá trình trao đổi chất ở phạm vi tế bào, giữa tế bào với môi trường trong cơ thể để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở trong tế bào có thể được thực hiện một cách liên tục. Các quá trình trên thực hiện được nhờ chính sự trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các cơ quan khác nhau (ví dụ ở động vật, đó là các cơ quan như: tiêu hoá, hô hấp, bài tiết và tuần hoàn).

Sự thay đổi hoạt động sống của cơ thể liên quan đến sự tăng, giảm nhu cầu năng lượng của các tế bào, từ đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của các cơ quan của cơ thể. Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể phù hợp với sự thay đổi hoạt động từng lúc, ở từng nơi, phù hợp với nhu cầu trao đổi chất của cơ thể ở động vật, thực hiện bằng cơ chế phản xạ và có sự tham gia, hỗ trợ của các tuyến nội tiết trong sự điều hoà hoạt động của các cơ quan, đảm bảo cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn. Ngoài ra, còn có các cơ quan sinh sản thực hiện chức năng duy trì nòi giống, đảm bảo cho sự tồn tại của loài thông qua quá trình sinh sản.

Câu hỏi:

1. Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?

2. Trình bày mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể.

3. Nêu mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.

4. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất. 

 

Bài Làm:

35.1

1. Quá trình trao đổi chất và chuyên hoạ năng lượng, lớn lên, phân chia và cảm ứng.

2. Có quan hệ chặt chẽ với nhau

35.2

1. Vì mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào nên tế bào được coi là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể đã tin sống. Các tế bào tồn tại, luôn luôn đổi mới thành phần, lớn lên và phân chia là do thường xuyên được cung cấp các chất dinh dưỡng dưới dạngcác hợp chất đơn giản, nhờ đó các tế bào có thể tổng hợp nên những chất phức tạp cho từng cơ quan và cơ thể. 

2.

Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì:

Cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.

Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.

Tế bào thực hiện các hoạt động sống như: trao đổi chất ; sinh trưởng và phát triển ; sinh sản và cảm ứng.

Khi các tế bào phân chia thì cơ thể lớn lên và có thể thực hiện chức năng sinh sản
3.

Môi trường là cái xung quanh, vậy một tế bào vừa là một phần của cơ thể nhưng cũng chính là một phần của môi trường (đối với tế bào khác). Ở cơ thể đa bào, sự tạo thành các mô, duy trì cấu trúc mô rồi cơ quan đều là do tương tác tế bào, thông qua tín hiệu giữa các tế bào. Các tế bào sản xuất hormone ?hoặc các tín hiệu là các yếu tố môi trường nhưng chính chúng cũng là cơ thể và cũng bị tác dụng của hormone & tín hiệu từ các tế bào khác. Các tín hiệu ở đâu mà ra: ở bên trong (hormone, paracrine secretion) cũng có mà từ ngoài vào cũng có (ví dụ thuốc, độc tố). Cơ thể phản ứng như thế nào với môi trường: lấy đi vật chất & năng lượng từ môi trường, thải bã ra ?môi trường trong quá trình tương tác => làm tăng entropy của môi trường để duy trì cấu trúc của cơ thể (entropy giảm). Quá trình này cũng thể hiện ngay từ mức tế bào: lấy dinh dưỡng, oxy, thải bã & CO2 vào môi trường bên trong. Bã theo nước tiểu & phân ra ngoài, CO2 theo phổi ra ngoài...

Những câu phân tích kiểu này không đi vào bản chất vấn đề mà đi nhiều vào việc thao tác (manipulate) các khái niệm. Cách tốt nhất để trả lời nó là thảo luận nhóm để nhiều người có thể đưa ra các ý tưởng khác nhau. Cuối cùng tổng kết lại và có một cái sườn. Việc đưa ra các ví dụ đại diện phụ thuộc vào trình độ kiến thức của từng người.

4.  a) Cơ thể sinh vật là một khối thống nhất về cấu tạo:

- Mọi cơ thể sống (trừ virut) đều có cấu tạo từ tế bào.

- Trong mỗi cơ thể sống, các tế bào tuy có chức năng, hình thái khác nhau nhưng đều có cấu tao chung rất giống nhau:

   + Màng sinh chất

   + Tế bào chất và các bào quan

   + Nhân chứa vật chất di truyền là nhiễm sắc thể

- Các tế bào tập hợp thành mô, các mô tập hợp thành cơ quan, và các cơ quan tập hợp thành hệ cơ quan trong cơ thể.

* Cơ thể sinh vật là một khối thống nhất về chức năng:

- Cơ thể có nhiều cơ quan và nhiều hệ cơ quan, mỗi hệ cơ quan có chức năng riêng nhưng mọi hoạt động của chúng đều có sự phối hợp thống nhất với nhau thông qua sự điều hòa và điều chỉnh chung, tạo cho cơ thể có phản ứng thống nhất và thích nghi với môi trường sống thường xuyên thay đổi.

b) Bảo tồn đa dạng sinh học cũng chính là bảo tồn đa dạng gen? 

- Đa dạng sinh học được thể hiện ở các cấp độ: đa dạng di truyền, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái                                 

 - Đa dạng sinh học thể hiện rõ nhất là đa dạng về loài, mỗi loài sinh vật có một kiểu gen đặc trưng.                                                                                  

 - Bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo tồn nguồn gen của mỗi loài sinh vật, nhất là đối với những loài quý hiếm.                                                                                        

Xem thêm các bài Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.