b) Đọc các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu
(1) Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không chút bận tâm.
(2) Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hói hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
- Xác định những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên.
- Chỉ ra sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dế Choắt trong hai đoạn trích. Giải thích lí do của sự thay đổi đó.
Bài Làm:
- Những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích: Tôi, ta, chú mày, anh, em
- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt :
- Đoạn trích (1) ta – chú mày
- Đoạn trích (2) tôi – anh
Dế Mèn đã hối hận về tội lỗi của mình cho nên cách xưng hô của Dế Mèn với Dê Choắt thay đổi hẳn. Đó là cách xưng hô tôn trọng nhau, thể hiện sự bình đẳng.
- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn :
- Đoạn trích (1) em – anh
- Đoạn trích (2) tôi – anh
Khi này, Dế Choắt không còn là kẻ phải nhờ vả nên nói với Dế Mèn như một người bạn, lời khuyên chân thành của một người bạn.