Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bài 8: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.

b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến nội dung được phản ánh trong bài Cảm xúc mùa thu (bài 1)?

c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trước hiện thực mà bài thơ phản ảnh?

d) Hãy tìm các tiếng mang vần trong phần Phiên âm bài thơ. Chỉ ra các phép đối và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận ở phân Dịch nghĩa.

Bài Làm:

Hướng dẫn:

a) Đây là bài thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ được chia theo bố cục thất ngôn bát cú: gồm hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết.

b) Bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 4) viết về cảnh đất nước, quê hương đang bị biến đổi trong loạn lạc, chiến tranh, qua đó thể hiện tâm trạng lo lắng cho sự tồn vong của triều đại, đất nước và nỗi niềm mong muốn cho cuộc sống bình yên trở lại. Với nội dung phản ánh như vậy, rõ ràng bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 4) có mối quan hệ chặt chẽ với bài Cảm xúc mùa thu (bài 1). Cả hai bài thơ đều thông qua việc miêu tả quang cảnh mùa thu nơi xứ người để thể hiện nỗi lòng, tâm sự thương nhớ quê nhà, lo lắng cho vận mệnh đất nước của một người đang phải rời xa quê hương vì loạn lạc như Đỗ Phủ.

c) Trước sự thay đổi liên tục ở kinh đô, trong triều đình do loạn An Lộc Sơn, ở vùng biên giới sự hỗn loạn cũng luôn xảy ra do sự xâm lấn của các tộc ngoại bang, nhà thơ Đỗ Phủ vô cùng lo lắng. Tấm lòng của ông luôn hướng về Trường An, về quê nhà, thể hiện sự lo lắng và trách nhiệm trữớc vận mệnh dân tộc, mong muốn sự an lành cho quê hương đang chìm đắm trong loạn lạc.

d) Các từ mang vần trong phần Phiên âm của bài thơ nắm ở cuối các câu l: kì, 2: bi, 4: thì, 6: trì, 8: tư. Các từ mang vần có chức năng kết nối các câu với nhau tạo nhịp điệu cho toàn bài thơ, chuyển tải một cách tốt nhất thông điệp của tác phẩm đến người đọc, giúp họ dễ thuộc và dễ truyền tụng.

Việc vận dụng phép đối và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận:

Nhà cửa / của công hầu / đều có / chủ mới,

Áo mũ / các quan văn võ / đã khác / ngày xưa.

Biên cương / phía bắc / vang / tiếng trống đồng,

Xe ngựa / miền tây / dong ruỗi / thư lông.

Quan sát bốn câu trên có thể thấy tác giả bài thơ đã vận dụng khá triệt để các phép đối: đối giữa hai câu thực với nhau, đối giữa hai câu luận với nhau. Danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ...; hình ảnh câu trên đối với hình ảnh câu dưới. Ở đây còn có thể nhận ra ít nhiều sự đối nhau giữa hai câu thực và hai câu luận theo hướng đối tương đồng, nghĩa là cùng hướng tới việc thể hiện sự loạn lạc, bất an của hiện thực đất nước. Việc vận dụng phép đối giúp cho hình ánh được diễn tả trong các câu thơ trở nên nổi bật hơn, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, người nghe.

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT Ngữ văn 10 Cánh diều Bài 2 Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

Bài 1: Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Xem lời giải

Bài 2: Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biệt? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?

Xem lời giải

Bài 3: Chỉ ra cách gieo vần và phép đối được thể hiện trong bài thơ Đường luật Cảm xúc mùa thu.

Xem lời giải

Bài 4: Từ ngữ nào trong câu thơ “Cô chu nhất hệ cố viên tâm” chưa được chuyển tải thành công qua bản dịch thơ?

A. Cô chu

B. Nhất hệ

C. Cố viên tâm

D. Cả A và B

Xem lời giải

Bài 5: Bức tranh cảnh thu trong bài thơ đã thể hiện tình thu như thế nào?

A. Thể hiện tâm trạng lo lắng cho tình hình loạn lạc của đất nước

B. Thể hiện nỗi buồn nhớ quê hừơng

C. Thể hiện niềm thương cảm gia đình và bản thân khi phải sống tha hương

D. Cả A, B, C

Xem lời giải

Bài 6: Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?

Xem lời giải

Bài 7: Chỉ ra sự nhất quán giữa chủ để, nhan đề, nội dung cảm xúc và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập