So sánh giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long:
a. Giống nhau:
- Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở nước ta.
- Hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu sông trong giai đoạn Tân Kiến tạo.
- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc cơ giới hóa.
- Đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa gạo.
b. Khác nhau
Đặc điểm |
Đồng bằng sông Hồng |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Nguyên nhân hình thành |
Do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. |
Do sông Tiền và sông Hậu bồi đắp. |
Diện tích, hình dáng |
- Diện tích 15000km² (nhỏ hơn) - Dạng tam giác châu. |
- Diện tích 40.000km² (lớn hơn) - Dạng tứ giác |
Đặc điểm hình thái |
Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô. |
Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Hướng nghiêng: thấp dần từ tây bắc sang đông nam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt. |
Cấu trúc địa hình |
Gồm 2 bộ phận: - Vùng đất trong đê không được bồi tụ phù sa hàng năm gồm các khu ruộc bậc cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. - Vùng ngoài đê hàng năm được bồi phù sa nhưng diện tích không lớn. |
- Phần lớn nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu. + Thượng châu thổ: khu vực tương đối cao (2-4m) nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. + Hạ châu thổ: thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. - Phần đất nằm ngoài phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông. |
Đất |
- Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm. - Ven sông là đất phù sa được bồi đắp thường xuyên. - Vùng trung du có đất phù sa cổ bạc màu. |
- Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. - Có 3 loại đất chính: + Đất phù sa ngọt: phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu chiếm 30% diện tích. + Đất phèn có diện tích lớn nhất phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và trung tâm bán đảo Cà Mau. + Đất mặn: phân bố thành vành đai ven biển đông và vịnh Thái Lan. |