III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ SỐ 5
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
- A. KCl + NaOH
- B. HCl + KOH
- C. FeCl2 + NaOH
- D. CaCO3 + H2SO4
Câu 2. Nồng độ H+ trong rượu vang là 3,2.10-4M. Sau khi mở nút chai để hở trong không khí một tháng, nồng độ H+ là 1.10-3M. Hỏi pH của rượu vang tăng lên hay giảm xuống sau khi để trong không khí?
- A. Không thay đổi
- B. Lúc tăng lúc giảm
- C. Tăng lên
- D. Giảm xuống
Câu 3. pH của 50 ml dung dịch H2SO4 0,01M là
- A. 13,6
- B. 1,7
- C. 1,4
- D. 12,6
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 0,12g Mg trong 100 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính pH của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc (thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể).
- A. 0,1
- B. 0,5
- C. 1
- D. 2
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1(4 điểm): Cho phản ứng: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g), ∆H < 0. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi:
a) Tăng nhiệt độ
b) Giảm áp suất
Câu 2 (2 điểm): Tính thể tích của nước cần thêm vào 15ml dung dịch acid HCl có pH = 1 để được dung dịch acid có pH = 3.
Bài Làm:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
D |
B |
C |
Tự luận:
Câu 1
(4 điểm)
a) Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt tức chiều nghịch
b) Khi gỉam áp suất thì cân bằng chuyển dịch chiều tăng số mol khí tức chiều thuận
Câu 2
(2 điểm)
Gọi thể tích nước cần thêm là V ml. Số mol H+ không đổi trước và sau pha loãng nên
15.10-1 = (15 + V). 10-3
V = 1 485 ml = 1,485 lít