ĐỀ SỐ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Dung dịch acid mạnh H2SO4 0,10M có
- A. pH < 1
- B. pH = 1
- C. pH > 1
- D. [H+] > 0,2M
Câu 2: Chất nào sau đây là muối acid?
- A. NaCl
- B. NaOH
- C. NaH2PO4
- D. NaNO3
Câu 3: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
- A. CH3COOH
- B. H2S
- C. Mg(OH)2
- D. NaOH
Câu 4: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yêu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng?
- A. diện tích tiếp xúc
- B. nồng độ
- C. nhiệt độ, áp suất
- D. xúc tác
Câu 5: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng
A(k) + B(k) ⇄ C(k) + D(k)
Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, sự tăng nồng độ của khí A là do
- A. Sự tăng nồng độ của khí B
- B. Sự giảm nồng độ của khí C
- C. Sự giảm nồng độ của khí D
- D. Sự giảm nồng độ của khí B
Câu 6: Dung dịch acid mạnh một nấc X nồng độ 0,010 mol/l có pH = 2 và dung dịch base mạnh một nấc Y có nồng độ 0,010 mol/l có pH = 12. Vậy
- A. X và Y là các chất điện li yếu
- B. X là chất điện li yếu, Y là chất điện li mạnh
- C. X và Y là các chất điện li mạnh
- D. X là chất điện li mạnh, Y là chất điện li yếu
Câu 7: Dung dịch với [OH-] = 2.10-3 sẽ có
- A. pH > 7, môi trường kiềm
- B. pH < 7, môi trường kiềm
- C. [H+] = 10-7, môi trường trung tính
- D. [H+] > 10-7, môi trường acid
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 0,12g Mg trong 100 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính pH của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc (thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể).
- A. 0,1
- B. 0,5
- C. 1
- D. 2
Câu 9: Có 250 ml dung dịch HCl 0,4M. Hỏi phải thêm bao nhiêu nước vào dung dịch này để được dung dịch có pH = 1,00? Biết rằng sự biến đổi thể tích khi pha trộn là không đáng kể.
- A. 750ml
- B. 500ml
- C. 50ml
- D. 400ml
Câu 10: Cho dung dịch A chứa H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M và HCl 0,3M. Trộn 300 ml dung dịch A với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị của V là
- A. 0,414
- B. 0,441
- C. 0,134
- D. 0,424
Bài Làm:
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
C |
D |
B |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
A |
C |
A |
A |
GIẢI CHI TIẾT
Câu 9:
Để có pH = 1 thì nồng độ HCl phải bằng 1.10−110-1 mol/l.
Vậy phải pha loãng 4 lần dung dịch HCl 0,4M, nghĩa là pha thêm 750 ml nước.
Câu 10 :
Trong A : nH+ = 2nH2SO4 + nHNO3 + nHCl = 2.0,1.0,3 + 0,2.0,3 + 0,3.0,3 = 0,21 mol
Trong B : nOH- = nNaOH + nKOH = 0,2V + 0,29V = 0,49V mol
Dung dịch sau khi trộn có pH = 2
=> MT axit => H+ dư, OH- hết
H+ + OH- → H2O
Bđ: 0,21 0,49V
Pư: 0,49V ← 0,49V
Sau: 0,21 - 0,49V 0
pH = 2 => [H+] = 10-2
=> 0,21−0,49V0,3+V=10−2 => 0,21-0,49V0,3+V=10−2
=> V = 0,414 lít = 414 ml