III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ SỐ 5
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng
2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k) ∆H < 0
Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi
- A. giảm nồng độ của SO2
- B. tăng nồng độ của O2
- C. tăng nhiệt độ lên rất cao
- D. giảm nhiệt độ xuống rất thấp
Câu 2. Cho phương trình hóa học
2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k)
Cân bằng hóa học của phản ứng sẽ chuyển dịch về phía nào khi giảm nồng độ khí SO2?
- A. Chiều thuận
- B. Không dịch chuyển
- C. Cả chiều thuận và nghịch
- D. Chiều nghịch
Câu 3. Cho các cân bằng sau
(I) 2HI(k) ⇄ H2(k) + I2(k)
(II) CaCO3(r) ⇄ CaO(r) + CO2(k)
(III) FeO (r) + CO ⇄ Fe(r) + CO2(k)
(IV) 2SO2(k) + O2(k) ⇄ 2SO3
Khi giảm áp suất của hệ, cân bằng nào bị chuyển dịch theo chiều nghịch?
- A. II
- B. IV
- C. I
- D. III
Câu 4. Xét các hệ cân bằng trong bình kín
(1) C(r) + H2O(k) ⇄ CO(k) + H2 ∆ H > 0
(2) CO(k) + H2O(k) ⇄ CO2(k) + H2 ∆ H < 0
Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể ích của hệ giảm xuống?
- A. (1) chiều thuận; (2) chiều thuận
- B. (1) chiều nghịch; (2) chiều thuận
- C. (1) chiều nghịch; (2) chiều nghịch
- D. (1) chiều nghịch; (2) không đổi
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1(4 điểm): a) Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học?
b) Cho phản ứng:
2NO2(g) ⇌ N2O4(g)
Em hãy hoàn thành bảng dưới đây
Tác động |
Chiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịch |
Chiều chuyển dịch cân bằng (tỏa nhiệt/thu nhiệt) |
Tăng nhiệt độ |
||
Giảm nhiệt độ |
Câu 2 (2 điểm): rộn 1,0 mol; 1,4 mol B và 0,5 mol C vào bình dung tích 1,0 lít. Phản ứng xảy ra: A + B ⇆ 2C. Khi cân bằng nồng độ của C là 0,75 M. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng.
Bài Làm:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
D |
B |
D |
Tự luận:
Câu 1 (4 điểm)
a) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, tức là chiều phản ứng thu nhiệt (∆rH298o>0), nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ và ngược lại
b)
Xét phản ứng: 2NO2(g) ⇌ N2O4(g)
Tác động |
Chiều chuyển dịch cân bằng (thuận/nghịch |
Chiều chuyển dịch cân bằng (tỏa nhiệt/thu nhiệt) |
Tăng nhiệt độ |
Theo chiều nghịch |
Theo chiều thu nhiệt |
Giảm nhiệt độ |
Theo chiều thuận |
Theo chiều tỏa nhiệt |
Câu 2 (2 điểm)