ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (6 điểm). Cho các phát biểu sau về phenol:
a) Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol.
b) Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH.
c) Phenol phản ứng được với dung dịch Na2CO3.
d) Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn thế vào vòng benzene.
Trong số các phát biểu trên, các phát biểu nào đúng?
Câu 2 (4 điểm). Đun nóng ancohol A với hỗn hợp NaBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ B, 12,3 gam hơi chất B chiếm một thể tích bằng thể tích của 2,8 gam N2 ở cùng nhiệt độ 560oC, áp suất 1 atm. Oxi hoá A bằng CuO nung nóng thu được hợp chất hữu cơ có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom. Công thức cấu tạo của A là?
Bài Làm:
Câu 1
(6 điểm)
Nhiệt độ sôi của ethanol là 78,3 oC; phenol là 181,8 oC => a đúng
Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH => b đúng
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
Phenol tác dụng được với dung dịch Na2CO3 => c đúng
C6H5OH + Na2CO3 ⇌ C6H5ONa + NaHCO3
Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn thế vào vòng benzene do ảnh hưởng của nhóm -OH => d đúng
Câu 2
(4 điểm)
* Phương trình phản ứng :
NaBr + H2SO4 → NaHSO4 + HBr (1)
ROH + HBr → RBr + H2O (2)
(A) (B)
* Theo các phản ứng và giả thiết ta có :
nRBr = nN2 = 2,8/28 = 0,1 mol
=> MRBr = 12,3/0,1 = 123 gam/mol => R = 43
⇒ R là C3H7
=> Vậy ancohol A là C3H7OH.
Vì oxi hóa A bằng CuO thu được hợp chất hữu cơ có khả năng làm mất màu nước Br2 nên công thức cấu tạo của A là CH3CH2CH2OH.
CH3CH2CH2OH + CuO → CH3CH2CHO (3)
CH3CH2CHO + Br2 + H2O → CH3CH2COOH + 2HBr (4)