II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (6 điểm). Các acid như acetic acid trong giấm ăn, citric acid trong quả chanh, oxalic acid trong quả khế đều tan và phân li trong nước. Chẳng hạn, acetic acid (CH3COOH) phân li theo phương trình sau:
CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+
a) Em hãy dự đoán vị chua của các acid trên được gây ra bởi ion nào.
b) Trong chế biến nước chấm, càng cho nhiều giấm ăn thì nước chấm càng chua. Khi đó, nồng độ của ion nào tăng lên?
c) Làm thế nào để xác định được nồng độ ion H+ trong dung dịch acid?
Câu 2 (4 điểm). Giải thích vì sao trong thí nghiệm chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl, ta kết thúc chuẩn độ ngay khi dung dịch trong bình tam giác chuyển từ không màu sang hồng (bền trong ít nhất 20 giây).
Bài Làm:
Câu 1
(6 điểm)
a) Vị chua của các acid trên được gây ra bởi ion H+.
b) Nồng độ của ion H+ tăng lên.
c) Để xác định được nồng độ ion H+ trong dung dịch acid cần xác định được pH của chất.
pH = -lg[H+]
Câu 2
(4 điểm)
Ta kết thúc chuẩn độ ngay khi dung dịch trong bình tam giác chuyển từ không màu sang hồng (bền trong ít nhất 20 giây) vì lúc này HCl vừa được NaOH trung hòa hết, phần nhỏ NaOH khi được thêm tiếp sẽ làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.