Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 21 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi (đề trắc nghiệm + tự luận)

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là do:

  • A. Hệ thống pháp luật về chăn nuôi ở các nước vẫn còn rất yếu kém
  • B. Sự thiếu hiểu biết của người chăn nuôi về nguy cơ biến đổi khí hậu do chăn nuôi
  • C. Nguồn chất thải trong chăn nuôi không được quản lí và xử lí đúng kĩ thuật
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về số lượng vật nuôi ở nước ta năm 2020?

  • A. Lợn: 22.03 triệu con
  • B. Trâu: 2.3 triệu con
  • C. Bò: 6.3 triệu con
  • D. Gia cầm: 1.5 tỉ con

Câu 3: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cần phải kiểm soát tốt ba loại chất thải, đó là:

  • A. Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí
  • B. Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải độc
  • C. Chất thải khí, chất thải độc, chất thải hoá học
  • D. Chất thải hoá học, chất thải vật lí, chất thải sinh học

Câu 4: Nguồn tài nguyên từ việc xử lí chất thải chăn nuôi đúng kỹ thuật giúp:

  • A. Tăng chi phí mua phân bón và nhiên liệu
  • B. Tăng chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến các bệnh do chất thải chăn nuôi
  • C. Giúp phục hồi các hệ sinh thái bị hư hại và môi trường bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy nêu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.   

Câu 2: Vì sao nên áp dụng đồng bộ công nghệ cao trong chăn nuôi?

Bài Làm:

I. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)






Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

A

C

II. Tự luận:

Câu 1:

- Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và vật nuôi.

- Trong chất thải chăn nuôi và xác vật nuôi có chứa các vi sinh vật gây hại làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, làm tăng các chi phí phòng, trị bệnh và giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

- Trong chất thải chăn nuôi có chứa các ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí, ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái.

Câu 2:

Áp dụng đồng bộ công nghệ cao trong chăn nuôi: giúp làm tăng năng suất, tạo ra lợi nhuận về kinh tế; đồng thời hạn chế được các tác nhân gây ô nhiễm đến môi trường.

Hướng dẫn giải & Đáp án

Trong: Đề kiểm tra Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hình ảnh sau mô tả điều gì?

Hình ảnh sau mô tả điều gì?

 

  • A. Xác vật nuôi là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước
  • B. Xác gà bị vứt ra sông
  • C. Xác lợn bị vứt ra môi trường
  • D. Cả A và C.

Câu 2: Hằng ngày, vật nuôi thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn, tương đương bao nhiêu % khối lượng cơ thể?

  • A. 1 – 2%
  • B. 5 – 8%
  • C. 15 – 19%
  • D. 23 – 27%

Câu 3: Chất thải chăn nuôi được xử lí đúng kĩ thuật có thể tạo ra:

  • A. Nguồn phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng
  • B. Nguồn khí sinh học làm nhiên liệu
  • C. Nguồn nguyên liệu cho xây dựng
  • D. Cả A và B.

Câu 4: Chăn nuôi phát thải tới bao nhiêu % tổng số khí nhà kính?

  • A. 18%
  • B. 35% 
  • C. 52%
  • D. 76%

Câu 5: Xử lí chất thải chăn nuôi đúng kỹ thuật sẽ:

  • A. Giúp mối quan hệ giữa vật nuôi và con người trở nên thân thiện hơn.
  • B. Loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm môi trường.
  • C. Giúp vật nuôi sinh trưởng tốt, giảm gánh nặng bệnh tật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đâu không phải chất thải rắn trong chăn nuôi?

  • A. Phân
  • B. Đất
  • C. Chất độn chuồng
  • D. Thức ăn thừa hoặc rơi vãi

Câu 7: Đâu không phải chất thải lỏng trong chăn nuôi?

  • A. Nước tiểu
  • B. Nước tắm
  • C. Nước ao
  • D. Nước rửa chuồng

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Chăn nuôi tạo ra 65% tổng lượng N2O do hoạt động con người tạo nên.
  • B. Chăn nuôi tạo ra 37% tổng lượng CH4 do hoạt động con người tạo nên.
  • C. Chăn nuôi tạo ra 64% tổng lượng CH3 do hoạt động con người tạo nên.
  • D. Chăn nuôi tạo ra 45% tổng lượng CO2 do hoạt động con người tạo nên.

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về khối lượng chất thải của vật nuôi thải vào môi trường ở Việt Nam năm 2017 (loại hình chăn nuôi: hộ gia đình)?

  • A. Lợn: 8.755 triệu tấn
  • B. Gia cầm: 56.68 triệu tấn
  • C. 6.025 triệu tấn
  • D. 5.913 triệu tấn

Câu 10: Dưới đây là kết quả của Dự án Cạnh tranh Chăn nuôi và An toàn Thực phẩm khi lồng ghép các biện pháp quản lí chất thải tốt. Ý nào là đúng?

  • A. Tỷ lệ chết của lợn và gia cầm giảm từ 35% xuống còn 11,8%
  • B. Thời gian vỗ béo cho lợn rút ngắn từ 186 ngày xuống 118 ngày
  • C. Thời gian vỗ béo cho gia cầm từ 66 ngày xuống 58 ngày
  • D. Tất cả các đáp án trên

Xem lời giải

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguồn tài nguyên từ việc xử lí chất thải chăn nuôi đúng kỹ thuật giúp:

  • A. Tăng chi phí mua phân bón và nhiên liệu
  • B. Tăng chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan đến các bệnh do chất thải chăn nuôi
  • C. Giúp phục hồi các hệ sinh thái bị hư hại và môi trường bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cần phải kiểm soát tốt ba loại chất thải, đó là:

  • A. Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí
  • B. Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải độc
  • C. Chất thải khí, chất thải độc, chất thải hoá học
  • D. Chất thải hoá học, chất thải vật lí, chất thải sinh học

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Chất thải chăn nuôi có chứa các loại virus (H5N1, H1N1,...), vi khuẩn và kí sinh trùng có thể gây ra các dịch bệnh nguy hiểm cho con người. 
  • B. Từ năm 2003 đến 2008, dịch cúm gia cầm (do virus H5N1 gây ra) đã lây truyền sang người và làm 100 trường hợp tử vong.
  • C. Vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae trong chất thải chăn nuôi có thể dễ dàng tác động đến con người và các loài vật khác ở nơi mà nó được thải ra.
  • D. Các chất độc hại như NHẸ, H,S, kim loại nặng,... có trong chất thải chăn nuôi không được xử lí đúng kĩ thuật cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về số lượng vật nuôi ở nước ta năm 2020?

  • A. Lợn: 22.03 triệu con
  • B. Trâu: 2.3 triệu con
  • C. Bò: 6.3 triệu con
  • D. Gia cầm: 1.5 tỉ con

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?

  • A. Lượng thức ăn thừa, xác vật nuôi, vật dụng chăm sóc,... là một yếu tố làm tăng lượng chất thải. 
  • B. Người ta ước tính rằng chỉ có khoảng 90% lượng chất thải chăn nuôi được xử lí, phần còn lại được thải trực tiếp ra môi trường. 
  • C. Chăn nuôi là nguồn phát sinh chất thải rất lớn.
  • D. Khối lượng chất thải của lợn nuôi ở trang trại thải vào môi trường ở Việt Nam năm 2017 là 1.606 triệu tấn.

Câu 6: Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là do:

  • A. Hệ thống pháp luật về chăn nuôi ở các nước vẫn còn rất yếu kém
  • B. Sự thiếu hiểu biết của người chăn nuôi về nguy cơ biến đổi khí hậu do chăn nuôi
  • C. Nguồn chất thải trong chăn nuôi không được quản lí và xử lí đúng kĩ thuật
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Chất thải chăn nuôi không được xử lí đúng kĩ thuật tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh cho vật nuôi, đặc biệt là:

  • A. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: cúm gia cầm, dịch tai xanh, dịch tả lợn châu Phi,...
  • B. Các bệnh liên quan đến thân thể như: các bệnh da liễu, ho, sốt, đau đầu,…
  • C. Các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể người và động vật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Dưới đây là kết quả của Dự án Cạnh tranh Chăn nuôi và An toàn Thực phẩm khi lồng ghép các biện pháp quản lí chất thải tốt. Ý nào là đúng?

  • A. Tỷ lệ chết của lợn và gia cầm giảm từ 35% xuống còn 11,8%
  • B. Thời gian vỗ béo cho lợn rút ngắn từ 186 ngày xuống 118 ngày
  • C. Thời gian vỗ béo cho gia cầm từ 66 ngày xuống 58 ngày
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi hiện nay là một vấn đề rất cấp thiết vì:

  • A. Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
  • B. Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ảnh hưởng sức khoẻ của vật nuôi và lây lan dịch bệnh
  • C. Chất thải chăn nuôi được xử lí không đúng kĩ thuật sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Chăn nuôi phát thải các nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây mất cân bằng sinh thái và gây biến đổi khí hậu toàn cầu
  • B. Hiện nay, có nhiều biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi như: công nghệ chống tia UV, bón phân chuồng, loại bỏ chế phẩm sinh học,... giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
  • C. Chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.
  • D. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là việc làm rất cần thiết.

Xem lời giải

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân nào gây ra?     

Câu 2 (4 điểm): Đề xuất các biện pháp giúp xử lí chất thải trong chăn nuôi.

Xem lời giải

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Hãy nêu một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. 

Câu 2 (4 điểm): Khi trong đàn vật nuôi có con vật bệnh tật, chết thì nên xử lí như thế nào để hạn chế được các tác động xấu đến môi trường? 

Xem lời giải

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chăn nuôi phát thải tới bao nhiêu % tổng số khí nhà kính?

  • A. 18%
  • B. 35% 
  • C. 52%
  • D. 76%

Câu 2: Xử lí chất thải chăn nuôi đúng kỹ thuật sẽ:

  • A. Giúp mối quan hệ giữa vật nuôi và con người trở nên thân thiện hơn.
  • B. Loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm môi trường.
  • C. Giúp vật nuôi sinh trưởng tốt, giảm gánh nặng bệnh tật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Chăn nuôi tạo ra 65% tổng lượng N2O do hoạt động con người tạo nên.
  • B. Chăn nuôi tạo ra 37% tổng lượng CH4 do hoạt động con người tạo nên.
  • C. Chăn nuôi tạo ra 64% tổng lượng CH3 do hoạt động con người tạo nên.
  • D. Chăn nuôi tạo ra 45% tổng lượng CO2 do hoạt động con người tạo nên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về khối lượng chất thải của vật nuôi thải vào môi trường ở Việt Nam năm 2017 (loại hình chăn nuôi: hộ gia đình)?

  • A. Lợn: 8.755 triệu tấn
  • B. Gia cầm: 56.68 triệu tấn
  • C. 6.025 triệu tấn
  • D. 5.913 triệu tấn

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Chuồng nuôi, trang trại khi xây dựng cần đảm bảo các yếu tố nào để đáp ứng được các nhu cầu về bảo vệ môi trường?  

Câu 2: Vì sao cần phải thường xuyên thu gom, vận chuyển chất thải ra khỏi chuồng trại?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.