Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời bài 7 Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại (đề trắc nghiệm)

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quan hệ sản xuất phong kiến là quan hệ địa chỉ giao ruộng đất cho: 

  • A. nông dân tự canh để thu tô thuế
  • B. nông dân công xã để thu tô thuế.
  • C. nông dân lĩnh canh để thu tô thuế.
  • D. nông nô lĩnh canh để thu tô thuế.

Câu 2: Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên nguyên liệu gì?: 

  • A. Giấy, lụa.
  • B. Thẻ tre, trúc.
  • C. Đất sét.
  • D. Giấy pa-py-rút.

Câu 3: Đứng đầu nhà nước Trung Quốc cổ - trung đại là: 

  • A. Thiên tử.
  • B. Pha-ra-ông.
  • C. Chấp chính quan.
  • D. Tù trưởng.

Câu 4: Chế độ quân điền ở Trung Quốc thời Đường là: 

  • A. lấy ruộng đất của địa chủ, quan lại chia cho nông dân.
  • B. lấy ruộng của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo.
  • C. lấy ruộng tịch điền của nhà nước chia cho nông dân.
  • D. lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. 

Câu 5: Chính sách quân điền thời nhà Đường đã có tác dụng quan trọng nào?: 

  • A. Nông dân được chia đất để canh tác.
  • B. Nông dân hăng hái tăng gia sản xuất.
  • C. Nông dân sẵn sàng ủng hộ triều đình.
  • D. Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.

Câu 6: Vì sao những tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại?

  • A. Do nhu cầu chia ruộng đất, ghi chép nợ và tri thức khoa học.
  • B. Do nhu cầu tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất.
  • C. Do nhu cầu tính toán nợ và thu thuế của giai cấp thống trị.
  • D. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phát triển thương nghiệp.

Câu 7: Nội dung nào sau đây đúng?

  • A. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là vạn lí trường thành.
  • B. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là đền Pác-tê-nông.
  • C. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là đại bảo tháp San-chi.
  • D. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 8: Vì sao Lịch pháp và Thiên văn học ở Ai Cập cổ đại ra đời sớm?

  • A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
  • B. Thúc đẩy sản xuất thương nghiệp.
  • C. Tiến hành nghi thức tôn giáo.
  • D. Cúng tế các vị thần linh.

Câu 9: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nào dưới đây của Trung Quốc thời phong kiến có đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại?: 

  • A. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, thuyền buồm.
  • B. La bàn, kĩ thuật in, súng thần công, giấy.
  • C. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, làm giấy.
  • D. La bàn, địa động nghi, thuốc súng, giấy.

Câu 10: Tứ đại danh tác của nền văn học Trung Quốc thời Minh, Thanh là

  • A. Tây du ký, Thuỷ hử, Hồng lâu mộng, Liêu trai chí dị.
  • B. Tây du ký, Thuỷ hử, Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa.
  • C. Tây du ký, Kim Vân Kiều, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa.
  • D. Tây du ký, Thuỷ hử, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa. 

Bài Làm:

 







Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

A

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

A

C

D

Hướng dẫn giải & Đáp án

Trong: Đề kiểm tra Lịch sử 10 CTST bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tư tưởng, tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng phục vụ cho chế độ phong kiến Trung Quốc?: 

  • A. Nho giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Đạo giáo.
  • D. Lão giáo.

Câu 2: Chính sách quân điền thời nhà Đường đã có tác dụng quan trọng nào?: 

  • A. Nông dân được chia đất để canh tác.
  • B. Nông dân hăng hái tăng gia sản xuất.
  • C. Nông dân sẵn sàng ủng hộ triều đình.
  • D. Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.

Câu 3: Ngành kinh tế chủ đạo ở Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là

  • A. nông nghiệp.
  • B. thương nghiệp.
  • C. công nghiệp.
  • D. thủ công nghiệp.

Câu 4: Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo mô hình nào?

  • A. Dân chủ tư sản.
  • B. Dân chủ chủ nô.
  • C. Quân chủ lập hiến.
  • D. Quân chủ chuyên chế.

Câu 5: Những người nông dân Trung Quốc thời phong kiến có sở hữu ruộng đất để cày cấy gọi là: 

  • A. nông dân tự canh.
  • B. nông dân lĩnh canh.
  • C. nông nô.
  • D. địa chủ.

Câu 6: Vì sao những tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại?

  • A. Do nhu cầu chia ruộng đất, ghi chép nợ và tri thức khoa học.
  • B. Do nhu cầu tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất.
  • C. Do nhu cầu tính toán nợ và thu thuế của giai cấp thống trị.
  • D. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phát triển thương nghiệp.

Câu 7: Nội dung nào sau đây đúng?

  • A. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là vạn lí trường thành.
  • B. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là đền Pác-tê-nông.
  • C. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là đại bảo tháp San-chi.
  • D. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 8: Vì sao Lịch pháp và Thiên văn học ở Ai Cập cổ đại ra đời sớm?

  • A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
  • B. Thúc đẩy sản xuất thương nghiệp.
  • C. Tiến hành nghi thức tôn giáo.
  • D. Cúng tế các vị thần linh.

Câu 9: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nào dưới đây của Trung Quốc thời phong kiến có đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại?: 

  • A. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, thuyền buồm.
  • B. La bàn, kĩ thuật in, súng thần công, giấy.
  • C. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, làm giấy.
  • D. La bàn, địa động nghi, thuốc súng, giấy.

Câu 10: Tác giả và tác phẩm đặt nền móng cho sử học Trung Quốc là: 

  • A. Tư Mã Thiên và Sử ký.
  • B. Tư Mã Thiên và Hồi kí.
  • C. Lưu Trị Cơ và Sử thông.
  • D. Tư Mã Quang và Tư trị thông giám.

Xem lời giải

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Điều kiện chính trị - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại?

Câu 2: Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời kì trung đại như thế nào?

Xem lời giải

ĐỀ 2

Câu 1: Điều kiện chính trị - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại?

Câu 2: Vì sao nói chữ viết là thành tựu văn minh có ý nghĩa quan trọng của người Trung Quốc?

Xem lời giải

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tính chất của nhà nước Trung Quốc cổ - trung đại là: 

  • A. nhà nước chuyên chế tập quyền.
  • B. nhà nước chuyên chế tản quyền.
  • C. nhà nước chiếm hữu nô lệ.
  • D. nhà nước dân chủ cổ đại.

Câu 2: Đứng đầu nhà nước Trung Quốc cổ - trung đại là: 

  • A. Thiên tử.
  • B. Pha-ra-ông.
  • C. Chấp chính quan.
  • D. Tù trưởng.

Câu 3: Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc?: 

  • A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.
  • B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.
  • C. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.
  • D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 4: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nào dưới đây của Trung Quốc thời phong kiến có đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại?: 

  • A. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, thuyền buồm.
  • B. La bàn, kĩ thuật in, súng thần công, giấy.
  • C. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, làm giấy.
  • D. La bàn, địa động nghi, thuốc súng, giấy.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại có phải là nền văn minh nông nghiệp không?

Câu 2: Vì sao nói chữ viết là thành tựu văn minh có ý nghĩa quan trọng của người Trung Quốc?

Xem lời giải

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quan hệ sản xuất phong kiến là quan hệ địa chỉ giao ruộng đất cho: 

  • A. nông dân tự canh để thu tố thuế
  • B. nông dân công xã để thu tố thuế.
  • C. nông dân lĩnh canh để thu tố thuế.
  • D. nông nô lĩnh canh để thu tố thuế.

Câu 2: Chữ tượng hình của người Trung Quốc ra đời trong khoảng thế kỉ XVI - XII TCN, khắc trên mai rùa, xương thú gọi là: 

  • A. chữ Tiểu triện.
  • B. chữ Đại triển
  • C. chữ Giáp cốt.
  • D. kim văn.

Câu 3: Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của văn minh Trung Quốc?

  • A. Kĩ thuật làm giấy.
  • B. Dụng cụ đô động đất (địa động nghi).
  • C. Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
  • D. La Bàn.

Câu 4: Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là: 

  • A. Sử thi.
  • B. Thơ.
  • C. Kinh kịch.
  • D. Tiểu thuyết.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Vì sao người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp?

Câu 2: Chứng minh ảnh hưởng của những thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại đối với sự phát triển văn minh thế giới?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đề thi lịch sử 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Đề thi lịch sử 10 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập