I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình là gì?
- A. Tứ phía: đông – tây – nam – bắc
- B. Ba trục: cảng – thành – trung tâm tôn giáo
- C. Ngũ hành: kim – mộc – thuỷ - hoả - thổ
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?
- A. Chữ Phạn.
- B. Chữ Hán.
- C. Chữ La-tinh.
- D. Chữ Nôm.
Câu 3: Nhà nước tiền thân của Chăm-pa là:
- A. Âu Lạc
- B. Đại Việt
- C. Lâm Ấp
- D. Sa Huỳnh
Câu 4: Câu nào sau đây đúng về điều kiện tự nhiên ở Chăm-pa?
- A. Khí hậu lạnh khô, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu bão tuyết, mưa đá
- B. Khí hậu nóng ẩm, đất đai trù phú, có mưa nhiều nhưng số lượng thiên tai không đáng kể.
- C. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt.
- D. Khí hậu ôn đới, đất đai giàu dưỡng chất, là một vùng tuyệt vời để sinh sống.
Câu 5: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?
- A. Phật giáo
- B. Hin-đu giáo
- C. Hồi giáo
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
- A. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.
- B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.
- C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.
- D. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.
Câu 7: Sử thi của người Chăm có đặc điểm gì?
- A. Thể hiện những rung động mạnh mẽ trong tình yêu đôi lứa.
- B. Vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo.
- C. Có tính giáo dục sâu sắc, làm nền tảng ra đời của văn học cung đình.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới?
- A. Trống đồng Đông Sơn.
- B. Phật viện Đồng Dương.
- C. Thánh địa Mỹ Sơn.
- D. Đồng tiền cổ Óc Eo.
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Chăm-pa?
- A. Cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này là sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội từ thời văn hoá Sa Huỳnh.
- B. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Đại Việt góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.
- C. Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua, có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối.
- D. Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của các con sông, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công
Câu 10: Ý nào sau đây đúng về đời sống vật chất của người Chăm-pa?
- A. Người Chăm sống quây quần trong những nếp nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung, mặt trước có một hiên ở chính giữa.
- B. Trang phục chính của người Chăm là quần áo mỏng, nhẹ do duy trì tín ngưỡng phồn thực.
- C. Bữa ăn hằng ngày của cư dân Chăm thường chỉ có các loại hải sản mà ít có cơm, rau.
- D. Cuộc sống của người dân Chăm-pa cực kì giàu có, sung túc.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Đáp án
B
A
C
C
D
Câu hỏi
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Đáp án
D
B
C
B
A