I. Bài tập đọc hiểu
Ca Huế
(Theo dsvh.gov.vn)
1. Đánh dấu v vào các phương án trả lời đúng cho câu hỏi: “Vì sao văn bản Ca Huế là văn bản thông tin?”:
a) Vì văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về hoạt động ca Huế
b) Vì văn bản nêu lên các quy định về cách tiến hành hoạt động ca Huế
c) Vì văn bản giới thiệu cảnh đẹp của con người và thiên nhiên xứ Huế
d) Vì văn bản nêu lên quy định về nhạc cụ, nhạc công trong hoạt động ca Hué
e) Vì văn bản phát biểu những cảm xúc và suy nghĩ của người viết về ca Hue
2. Tóm tắt nội dung chính của văn bản Ca Huế bằng 1 – 2 câu ngắn gọn.
3. (Câu hỏi 3, SGK) Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế, nhưng cũng chính là nêu lên các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách nêu quy định cụ thể của các quy tắc, luật lệ ở phần (2) theo mẫu sau:
Quy tắc, luật lệ |
Quy định cụ thể |
Môi trường diễn xướng |
|
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế |
|
Số lượng nhạc công |
Mẫu: Khoảng từ 8 đến 10 người |
Số lượng nhạc cụ |
|
Phong cách biểu diễn |
|
Số lượng người nghe ca Huế |
|
4. (Câu hỏi 4, SGK) Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của ca Huế?
5. Nếu cần giới thiệu cho người khác nghe và hiểu đúng hoạt động ca Huế, em sẽ nêu lên những nội dung chính nào?
6. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Khởi động
Trong vòng 1 phút, mỗi thí sinh khởi động với tối đa 12 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm tối đa là 120 điểm.
Vượt chướng ngại vật
Có bốn từ hàng ngang – cũng chính là bốn gợi ý liên quan đến “Chướng ngại vật” mà các thí sinh phải đi tìm. Có một gợi ý thứ 5 – là một hình ảnh liên quan đến “Chướng ngại vật” hoặc chính là “Chướng ngại vật”. Hình ảnh được chia thànhlựa chọn để chọn trả lời một trong các từ hàng ngang này. Cả bốn thí sinh trả lời cầu ngang, thí sinh được 10 điểm. Ngoài việc mở được từ hàng ngang một góc (được đánh số tương ứng với số từ hàng ngang) của hình ảnh cũng được mở ra. Thí sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. • Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước hàng ngang thứ 2 được 80 điểm
• Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước hàng ngang thứ 3 được 60 điểm • Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước hàng ngang thứ 4 được 40 điểm
• Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước khi mở ô trung tâm hình ảnh được 20 điểm.
• Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật sau khi mở ô trung tâm hình ảnh được
10 điểm.
Nếu trả lời sai chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này. Thí sinh được điểm cao nhất là 90 điểm khi trả lời đúng một từ hàng ngang “bất kì” và trả lời đúng “chướng ngại vật” của chương trình.
Tăng tốc
Có bốn câu hỏi, gồm một câu hỏi dưới dạng tư duy lô gích, một câu hỏi sắp xếp và hai câu hỏi bằng video. Thời gian suy nghĩ: 30 giây. Bốn thí sinh cùng trả lời bằng máy tính.
Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm. . • Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ hai được 30 điểm.
Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ ba được 20 điểm. • Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ tư được 10 điểm.
Về đích
• Thí sinh trả lời cả bốn câu hỏi nhanh và đúng nhất sẽ nhận được 160 điểm.
Có các gói 40, 60, 80 điểm: Gói 40 điểm gồm 2 câu 10 điểm và 1 câu 20 điểm
* Gói 60 điểm gồm 1 câu 10 điểm, 1 câu 20 điểm, 1 câu 30 điểm
Gói 80 điểm gồm 1 câu 20 điểm và 2 câu 30 điểm
Thời gian suy nghĩ của mỗi câu hỏi như sau:• Câu hỏi 10 điểm: Thời gian suy nghĩ là 10 giây.
• Câu hỏi 20 điểm: Thời gian suy nghĩ là 15 giây.
• Câu hỏi 30 điểm: Thời gian suy nghĩ là 20 giây.
Mỗi thí sinh có một lượt lựa chọn gói câu hỏi của mình. Thí sinh nếu trả lời đúng sẽ ghi được điểm của câu hỏi đó, nếu trả lời sai thì một trong ba thí sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm nút nhanh. Thí sinh trả lời đúng giành được điểm, trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi. Mỗi thí sinh được đặt “Ngôi sao hi vọng” một lần, trả lời đúng câu hỏi có “Ngôi sao hi vọng” được gấp đôi số điểm của câu hỏi đó, trả lời sai sẽ bị trừ số điểm của câu hỏi.
Điểm tối đa đạt được là 350 điểm khi thí sinh chọn gói 80 điểm, trả lời đúng cả ba câu, trong đó, 1 câu 30 điểm “bất kì” đã được thí sinh đặt “Ngôi sao hi vọng” và thí sinh đó “cướp được” cả ba câu trong gói này của ba bạn khác.”.
(Theo duong-len-dinh-olympia.fandom.com)
a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Em hãy đặt nhan đề cho văn bản.
b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin?
c) Dẫn ra một số quy định được cho là vi phạm luật chơi. d) Quy định về “Ngôi sao hi vọng” như thế nào?có thể thấy phần (3) là phần khái quát giá trị của ca Huế: “Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ...”.
Bài Làm:
Ca Huế
1.A
2. Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò, mỗi câu hò như gửi gắm những tâm tình, tình cảm của người hò vào đó. Ngoài ra, hò Huế còn thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ban đêm, các lữ khách chèo thuyển rồng đi lại trên sông Hương nghe những câu hò quả là một thú vui. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, thể hiện qua hai dòng điệu Bắc và điệu Nam. Ca Huế là thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ.
3.
Nội dung hoạt động | Quy tắc, luật lệ |
Môi trường diễn xướng | Không gian hẹp, không có ánh mặt trời |
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế | Khoảng từ 8 đến 10 người |
Số lượng người nghe ca Huế | Hạn chế |
Số lượng nhạc công | Khoảng từ 5 đến 6 người |
Số lượng nhạc cụ | 4 đến 6 loại |
Phong cách biểu diễn | Biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách |
4.
Có thể thấy phần (3) là phần khái quát giá trị của ca Huế: “Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ...”.
5.
Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn. Điều đó được khẳng định qua tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh.
Mở đầu bài viết, Hà Ánh Minh khẳng định xứ Huế nổi tiếng với nhiều điệu hò. Từ đó, tác giả phân tích giá trị, nét độc đáo của các các điệu hò: từ ngữ địa phương nhuần nhuyễn, diễn tả ý tình trọn vẹn, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Tất cả làm nên sự đa dạng trong các loại hình nghệ thuật của Huế.
Tiếp theo, nhà văn khắc họa khung cảnh thiên nhiên trên sông Hương đầy mơ mộng và huyền ảo: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Hà Ánh Minh đã tự ví mình giống như một người lữ khách bước xuống con thuyền rồng - con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa để thưởng thức ca Huế. Nhà văn đã miêu tả cụ thể, tỉ mỉ về nhạc cụ: “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp…”. Cùng với các nhạc công: “Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đống duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam…”. Và cả cách thức biểu diễn ca Huế: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người…”. Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh, liệt kê để vẽ lên khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình và nét sinh hoạt văn hoá thanh lịch, tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc của xứ Huế.
Cuối cùng, nhà văn làm rõ nguồn gốc của ca Huế: “Ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục…”. Cùng với đó là lời nhận xét về ca Huế: “ Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch… ”. Lời nhận xét tinh tế của người nghệ sĩ đích thực.
Bài viết “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh đã cung cấp những kiến thức độc đáo về ca Huế.
6.
a) Luật chơi của Olympia
b) HS dựa vào những hiểu biết về văn bản thông tin (tham khảo bài tập 1) để lí giải vì sao văn bản giới thiệu luật chơi chương trình Đường lên đỉnh Olympia nêu trên được coi là văn bản thông tin.
c) HS dựa vào văn bản để dẫn ra một số quy định được cho là vi phạm luật chơi. Ví dụ: “Nếu trả lời sai chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này.” hoặc “... trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi.”.
d) Dựa vào văn bản có thể tìm thấy quy định về “Ngôi sao hi vọng”: “Mỗi thí sinh được đặt Ngôi sao hi vọng một lần, trả lời đúng câu hỏi có Ngôi sao hi vọng được gấp đôi số điểm của câu hỏi đó, trả lời sai sẽ bị trừ số điểm của câu hỏi.”