Câu 1. Điền từ/ cụm từ thích hợp dưới đây vào chỗ trống.
vi sinh vật gây hại, hư hỏng, trạng thái, thích hợp, ngộ độc, mất mùi, chất dinh dưỡng, sức khoẻ.
Trong thực phẩm có chứa nhiều (1)....................... là môi trường thích hợp cho các loại (2)............................... phát triển. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm (3).................., vi sinh vật sẽ phát triển và phá huỷ thực phẩm nhanh chóng. Thực phẩm để lâu thường bị mất màu, (4)..................., ôi thiu, biến đổi (5)...................... giảm lượng vitamin. Thực phẩm bị (6)................... không chỉ giảm giá trị dinh đưỡng mà còn gây ...................... làm ảnh hưởng đến (8)................... và tính mạng của con người.
Trả lời:
1. chất dinh dưỡng
2. vi sinh vật gây hại
3. thích hợp
4. mất mùi
5. trạng thái
6. hư hỏng
7.ngộ độc
8. sức khỏe
Câu 2. Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm?
A. Làm thực phẩm trở nên dễ tiêu hoá.
B. Làm tăng tính đa đạng của thực phẩm.
C. Tạo ra nhiêu sản phẩm thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài.
D. Tạo sự thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm thành nhiêu món ăn khác nhau.
Trả lời:
Chọn đáp án:B
Câu 3. Kể tên một số thực phẩm mà gia đình và địa phương em thường bảo quản bằng các phương pháp đưới đây.
Phương pháp | Thực phẩm bảo quản |
Phơi khô | |
ướp đá | |
ướp muối | |
Hút chân không | |
muối chua | |
Ngâm giấm | |
Ngâm đường | |
Bảo quản trong tủ lạnh |
Trả lời:
Phương pháp | Thực phẩm bảo quản |
Phơi khô | Cá, mực, tôm, tép |
ướp đá | Cá, rau củ quả |
ướp muối | Cá, thịt heo |
Hút chân không | Thịt bò, thịt heo |
muối chua | Rau |
Ngâm giấm | Rau, củ |
Ngâm đường | Trái cây chua |
Bảo quản trong tủ lạnh | Thịt , cá, rau |
Câu 4. Giải thích vì sao những phương pháp bảo quản dưới đây lại giúp thực phẩm lâu hư hỏng.
a. Ướp muối:........................................................................
b. Bảo quản trong tủ lạnh:...................................................
c. Ngâm giấm: ....................................................................
d. Phơi khô: ........................................................................
Trả lời:
a. Ướp muối:.Ướp muối là một phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn bằng cách trộn chúng với muối ăn, nhờ vào khả năng ức chế vi sinh vật gây thối của muối ăn. Ngoài ra, muối ăn cũng có tác dụng làm giảm các ảnh hưởng của các enzym gây hư hỏng.
b. Bảo quản trong tủ lạnh: Làm lạnh giúp bảo quản thức ăn bằng cách làm chậm sự phát triển và sinh sôi của vi sinh vật cũng như các phản ứng của enzym gây thối rữa thực phẩm. Đông lạnh là phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách hạ nhiệt độ nhằm biến nước trong thực phẩm thành đá do đó làm ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật dẫn đến sự phân hủy của thực phẩm diễn ra chậm. Làm đông cũng giống như làm lạnh nhưng mà nhiệt độ làm đông thấp hơn làm lạnh.
c. Ngâm giấm:cách bảo quản thực phẩm tốt nhất bằng cách đặt hoặc nấu nó trong một chất ức chế phù hợp cho tiêu dùng của con người, điển hình như ngâm nước muối (nhiều muối), giấm, rượu và dầu thực vật, nhất là dầu ô liu nhưng cũng có nhiều loại dầu khác. Hầu hết các quá trình muối chua nào cũng liên quan đến việc nấu hoặc đun sôi để các thực phẩm bảo quản trở nên bão hòa với các chất dùng để muối chua. Các thực phẩm qua phương pháp muối chua cũng làm cho chúng trở nên khó tiêu hóa hơn.
d. Phơi khô: một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm cổ xưa nhất[1]. Nó làm giảm hoạt độ nước đủ để ngăn chặn hoặc trì hoãn sự phát triển của vi khuẩn.
Câu 5. Nêu cách bảo quản loại thực phầm được dán nhãn như sau.
Trả lời:
- Cách bảo quản loại thực phẩm được dán nhãn như sau: bảo quản bằng phương pháp bỏ tủ lạnh
Câu 6. Điền các từ thích hợp dưới đây vào chỗ trống: thịt, cá, thời gian, thực phẩm, hư hỏng, phát triển.
Những thực phẩm như (1)................... tươi sống chưa qua chế biến chỉ giữ được trong ngăn đá tủ lạnh trong một khoảng (2)...................... cho phép. Nếu để quá thời gian đó thì (3)........................... sẽ bị giảm chất dinh dưỡng. Thực phẩm đã chế biến nếu để trong tủ lạnh quá lâu vẫn sẽ bị (4)....................., vi khuẩn vẫn có thể (5).................... làm giảm chất lượng của thực phẩm.
Trả lời:
1. thịt, cá
2. thời gian
3.thực phẩm
4. hư hỏng
5.phát triển
Câu 7*. Giải thích lí do các thực phẩm đóng hộp có thể cất giữ được lâu dài.
Trả lời:
- Các thực phẩm đóng hộp có thể cất giữ được lâu dài vì: Khi thức ăn được đóng hộp, nó được cho vào một cái hộp hoàn toàn mới, sạch và sau đó được niêm phong. Thực phẩm ban đầu được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, nhưng có một bước cuối cùng mà tất cả sự kì diệu xảy ra từ đây. Sau khi nấp được đậy kín, thực phẩm bắt đầu được nấu chín. Vi khuẩn và các mầm bệnh khó chịu khác được nung nóng vượt quá nhiệt độ nhất định (thường là điểm sôi của nước - 100 độ Celsius), chúng sẽ được vô hiệu hóa hoặc bị giết. Sau khi hộp được đóng kín, về lý thuyết thì không có vi khuẩn hoặc bào tử nào xâm nhập được vào thực phẩm bên trong hộp. Vì vậy, sau vài tháng, vài năm hoặc cả thập kỷ sau, lúc mở hộp ra, bạn có thể thấy thực phẩm vẫn còn tương đối tươi mới.
Câu 8*. Nêu các biện pháp bảo quản giúp thức ăn tránh bị nhiễm vi sinh vật gây hại.
Trả lời:
- Các biện pháp bảo quản giúp thức ăn tránh bị nhiễm vi sinh vật gây hại:
+ Sấy khô
+ Đông lạnh
+ Muối chua
Câu 9. Tại sao phải chế biến thực phẩm? Em hãy đánh dấu V vào ô trống trước các ý trả lời đúng.
..... Để tạo nên những món ăn thơm ngon, hợp khẩu vị.
..... Để cất giữ thức ăn được lâu hơn.
..... Để thức ăn trở nên dễ tiêu hoá.
.....Để tiết kiệm chi tiêu trong ăn uống.
..... Để thay đổi trạng thái của thực phẩm.
..... Đề tiêu diệt vi khuẩn và nấm có hại.
Trả lời:
Các câu trả lời đúng:
- Để tạo nên những món ăn thơm ngon, hợp khẩu vị.
- Để cất giữ thức ăn được lâu hơn
- Để thay đổi trạng thái của thực phẩm.
- Đề tiêu diệt vi khuẩn và nấm có hại.
Câu 10. Kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm thông dụng trong gia đình.
a. Các phương pháp chế biển thực phẩm không sử dụng nhiệt:
b. Các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:
c. Các phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:
d. Các phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước:
e. Các phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt:
Trả lời:
a. Các phương pháp chế biển thực phẩm không sử dụng nhiệt: nướng
b. Các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước: luộc
c. Các phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo: chiên, rán
d. Các phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước: hấp , chưng
Câu 11. Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm?
A. Chế biến thực phẩm -> Sơ chế món ăn -> Trình bày món ăn.
B. Sơ chế thực phẩm -> Chế biến món ăn-> Trình bày món ăn.
C. Lựa chọn thực phẩm-> Sơ chế món ăn-> Chế biến món ăn.
D. Sơ chế thực phẩm -> Lựa chọn thực phẩm -> Chế biến món ăn.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 12. Mô tả các bước thực hiện trong quy trình chung để trộn hỗn hợp thực phẩm.
Bước 1: ...............................
Bước 2: ...............................
Bước 3: ...............................
Trả lời:
Bước 1: Lựa chọn thực phẩm và nguyên liệu
Bước 2:Sơ chế nguyên liệu
Bước 3: Trộn hỗn hợp lại với nhau
Câu 13. Các hình ảnh dưới đây mô tả quy trình của phương pháp chế biến nào?
A. Trộn dầu giấm.
B. Luộc.
C. Ngâm chua thực phẩm.
D. Trộn nộm.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 14. Mô tả các bước để thực hiện món ăn theo những hình ảnh ở câu 13.
Bước 1: Thái lát hành tây mỏng
Bước 2: Đổ lượng giấm vừa đủ vào nồi
Bước 3: Trộn giấm và hành tây lại với hay
Bước 4: Cho hành tây đã ngâm với giấm vào hũ bảo quản
Câu 15. Cho biết tên các phương pháp chế biến thực phẩm được minh hoạ bởi các hình ảnh sau.
Trả lời:
a. Nấu
b. Luộc
c. Kho
Câu 16. Điền thông tin vào bảng dưới đây để chỉ ra sự khác nhau giữa 2 phương pháp luộc và kho.
Nội dung so sánh | Luộc | Kho |
Lượng nước | ||
Loại thực phẩm thường dùng | ||
Gia vị |
Trả lời:
Nội dung so sánh | Luộc | Kho |
Lượng nước | nhiều | ít |
Loại thực phẩm thường dùng | vừa phải | nhiều |
Gia vị | ít | nhiều |
Câu 17. Kể tên một số món ăn được chế biến bằng các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước vào bảng sau.
Phương pháp | Tên món ăn |
Luộc | |
Nấu | |
Kho |
Trả lời:
Phương pháp | Tên món ăn |
Luộc | Rau, thịt |
Nấu | Cơm, canh |
Kho | Cá, thịt |
Câu 18. Cho biết điểm khác nhau giữa 2 phương pháp làm chín thực phẩm trong nước dưới đây.
Phương pháp luộc | Phương pháp nấu |
Trả lời:
Phương pháp luộc | Phương pháp nấu |
- Cách thực hiện dễ - Lượng nước nhiều - Gia vị ít |
- Cách thực hiện khó hơn - Lượng nước ít - Gia vị nhiều |
Câu 19. Điền tên các phương pháp làm chín thực phẩm trong chât béo vào từng mô tả dưới đây cho phù hợp.
.................. là làm chín thực phẩm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa. Thực phẩm được tẩm ướp gia vị trước khi làm chín.
..................là làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa. Thực phẩm được nêm nếm gia vị cho vừa ăn trong khi làm chín.
..................là làm chín phẩm với lượng chất béo vừa phải, đun với lửa to trong thời gian ngắn. Thực phẩm được nêm nếm gia vị cho vừa ăn trong khi làm chín.
Trả lời:
Chiên là làm chín thực phẩm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa. Thực phẩm được tẩm ướp gia vị trước khi làm chín.
Kho là làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa. Thực phẩm được nêm nếm gia vị cho vừa ăn trong khi làm chín.
Nấu .là làm chín phẩm với lượng chất béo vừa phải, đun với lửa to trong thời gian ngắn. Thực phẩm được nêm nếm gia vị cho vừa ăn trong khi làm chín.
Câu 20. Đánh dấu V vào những món ăn được chế biến bằng phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.
..........Nem rán.
.........Thịt kho.
.........Mực xảo rau củ.
.........Thịt bò xào hành tây.
.........Tôm rang thịt ba chỉ.
......... Bánh bao.
.........Trứng hấp thịt.
......... Canh cải nâu cá rô.
.........Cánh gà rán.
Trả lời:
Các đáp án đúng là:
- Nem rán.
- Mực xảo rau củ.
- Thịt bò xào hành tây.
- Cánh gà rán.
Câu 21. Nối tên các phương pháp chế biến thực phẩm ở cột A với những mô tả ở cột B cho phù hợp.
Trả lời:
1. b
2.a
3. c
Câu 22. Cho biết các dụng cụ dưới đây được dùng để chế biến thực phẩm theo phương pháp nào.
Trả lời:
a. Hấp b. nướng c. chưng
Câu 23. Hỗn hợp nước trộn trong món trộn dầu giấm gồm những nguyên liệu nào dưới đây?
A. Giấm, đường, nước mắm, ớt, tỏi, chanh.
B. Nước mắm, đường, tới, ớt, chanh.
C. Giấm, đường, dầu ăn, chanh, tỏi phi.
D. Chanh, dầu ăn, đường, nước mắm.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 24. Điền từ Nên/ Không nên vào chỗ trống trong những phát biểu sau chophù hợp.
a..................... mua thực phẩm tươi sóng.
b.................... dùng thực phẩm quá hạn sử dụng.
c.................... dùng khoai tây, khoai lang đã mọc mầm.
d.................... sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.
e..................... sử dụng thực phẩm biến chất, bị biến đổi màu sắc, ôi thiu.
f.................... rửa kĩ các loại thực phẩm tươi sống trước khi chế biến.
Trả lời:
a. Nên
b. Không nên
c. Không nên
d. Nên
e. Không nên
f. Nên
Câu 25*. Hãy tìm hiểu giá mua các nguyên liệu cần dùng và tính chỉ phí để chế biến một món rau trộn dầu giấm cho 4 người ăn.
Trả lời:
HS thực hành ra chợ hoặc siêu thị mua các nguyên liệu cần làm về và tính lại chi phí của món ăn