Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Theo em, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?...

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập

Câu hỏi 1. Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Theo em, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Câu hỏi  2. Hãy lập bảng so sánh (điểm giống và khác nhau) về kinh tế, chính sách đối ngoại nổi bật của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.

Bài Làm:

Câu 1. Theo  Lê-nin, chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản. Các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc:

  • Về kinh tế:

- Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền

- Tư bản tài chính và đầu cơ tài chính

- Xuất khẩu tư bản

  • Về chính trị:

- Sự phân chia thế giới về kinh tế

- Sự phân chia thế giới về lãnh thổ

Theo em, đặc trung quan trọng nhất là tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền. Yếu tố này sẽ góp phần chi phối nền kinh tế thế giới, khiến các cuốc gia nhỏ dễ bị phụ thuộc vào các nước đế quốc.

Câu 2.

  • Giống nhau: Đều là các nước đế quốc với nền kinh tế phát triển, sở hữu các công ty độc quyền lớn và có nhiều thuộc địa.
  • Khác nhau:

 

Anh

Pháp

Đức

Mỹ

Kinh tế

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

 

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh); từ năm 1870, Pháp tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp)

- Khi hoàn thành thống nhất (1871), Đức vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép, … chi phối nền kinh tế Đức.

 

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, Mĩ vươn lên vị trí số 1 thế giới. 

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

 

Chính sách đối ngoại

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. 

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2

 

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải Lịch sử 8 Kết nối bài 10 Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Mở đầu

Sau gần một thế kỉ phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn tự đo cạnh tranh, vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Em hiểu thế nào về chủ nghĩa đế quốc? Hãy kể tên một số nước đế quốc và chia sẻ những điều em biết về các nước đế quốc đó.

Xem lời giải

Hình thành kiến thức mới

1. Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc

Nhiệm vụ 1:

Câu hỏi: Hãy mô tả nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Xem lời giải

2. Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế XX

Nhiệm vụ 2:

a) Anh

Câu hỏi 1: Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, hãy nêu chuyển biến lớn về kinh tế của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Câu hỏi 2. Khai thác biểu đồ hình 10.2 và thông tin trong mục, hãy nêu những chuyển biến về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Khai thác biểu đồ hình 10.2 và thông tin trong mục, hãy nêu những chuyển biến về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Anh trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Xem lời giải

b) Pháp

Câu hỏi 1: Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Câu hỏi 2: Khai thác biểu đồ hình 10.4 và thông tin trong mục, hãy nêu những chuyển biến lớn về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Pháp.

Khai thác biểu đồ hình 10.4 và thông tin trong mục, hãy nêu những chuyển biến lớn về chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Pháp.

Xem lời giải

c) Đức

Câu hỏi: Nêu những chuyển biến về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Xem lời giải

d) Mỹ

Câu hỏi: Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của đế quốc Mỹ trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Xem lời giải

Vận dụng

Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, hãy kể tên một số công ti đa quốc gia có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế nhiều nước trên thế giới hiện nay.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.