Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 kết nối bài 9: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

Bài Làm:

Câu 1:

Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người (Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng). Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi nên ông có quyền ngất ngưởng nhất trong triều. Vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.

 

Câu 2:

Cái Ngông của Nguyễn Công Trứ là cái tôi hơn đời, dám khẳng định tài năng và nhân cách của bản thân, đó còn là cái tôi cống hiến hết sức mình cho đất nước và cho cuộc đời.

 

Câu 3: 

- “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự” nghĩa là mọi việc trong tời đất đều là phận sư của ông. Nguyễn Công Trứ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình với dân với nước. Đây là tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ. Quan niệm sống là hành động. Đã làm trai thì phải "đầu đội trời, chân đạp đất" làm việc gì có ích cho dân cho nước và điều này là một quan niệm đạo đức của các nhà nho mà Nguyễn Công Trứ đã từng nói: "Khắp trời đất dọc ngang, ngang dọc" / " Nợ tang bồng vay trả, trả vay"

- Cách biểu đạt của nhà thơ: ông đã nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình: thủ khoa, tổng đốc, có tài quân sự -> tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn vẻ toàn tài -> Đây cũng là lời từ thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, thái độ sống tài tử của một người có khả năng xuất chúng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối bài 9: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về  tác giả Nguyễn Công Trứ và bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”.

Câu 2: “Bài ca ngất ngưởng” thuộc thể loại gì?

Câu 3: Trong thời gian làm quan, NCT đã thể hiện thái độ “ngất ngưởng” của mình như thế nào?

Câu 4: Tìm những câu thơ có những thú vui được nhà thơ nhắc đến trong “Bài ca ngất ngưởng”?

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Nêu ý nghĩa của các từ “ngất ngưởng” trong văn cảnh sử dụng của bài “Bài ca ngất ngưởng”.

Câu 2: Trong bài “Bài ca ngất ngưởng”, vì sao Nguyễn Công Trứ lại tự cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

Câu 3: Trình bày nét đặc sắc về nghệ thuật của bài “Bài ca ngất ngưởng”.

 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 11: Trong “Bài ca ngất ngưởng”, Nguyễn Công Trứ sống theo ý thích của mình, không ràng buộc, vậy chúng ta có thể rút ra được những bài học nào cho bản thân?

Câu 12: Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

Câu 13: Có ý kiến cho rằng “Chất ngông của Nguyễn Công Trứ vừa là chất ngông của nhà thơ hành đạo, vừa là chất ngông của một nhà thơ hành lạc”. Bằng hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông, anh/chị hãy chứng minh ý kiến trên.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.