Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 7 Kết nối bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Trình bày những nguyên nhân nào khiến các cuộc tiến công vượt sông Như Nguyệt của quân Tống đều bị quân ta đẩy lùi?

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã đem lại ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Câu 3: Lý Thường Kiệt đã thực hiện chiến thuật “tiến công trước để tự vệ” như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Tống?

Bài Làm:

Câu 1: 

- Quân nhà Lý đã xây dựng được tuyến phòng thủ rất vững chắc dọc theo bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Sức mạnh của quân Tống bị giảm sút vì quân thủy và quân bộ của chúng không liên kết với nhau.

- Lý Thường Kiệt tài tình đã có cách đánh giặc độc đáo đẩy giặc vào thế bị động và mở cuộc tổng tiến công khi có thời cơ.

– Lý Thường Kiệt đã biết cách động viên tinh thần chiến đấu của quân ta và làm khiếp đảo tinh thần quân địch với bài thơ Nam quốc sơn hà.

Câu 2: 

- Ý nghĩa lịch sử

+ Trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống.

+ Thắng lợi đó đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thắng lợi đó đã thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt và sự lãnh đạo sáng suốt, tài ba của Lý Thường Kiệt.

Câu 3: 

- Thực hiện chiến thuật “Tiến công trước để tự vệ”: chủ động tiến công dịch, đẩy địch vào thế bị động.

+ Khi mưu đồ xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt ngày càng rõ rệt và trắng trợn. Triều đình nhà Tổng ra sức biến Ung Châu, các cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu (Quảng Đông) và các trại biên giới thành những khu căn cứ quân sự và hậu cần làm bàn đạp tiến công Đại Việt.

+ Biết trước được âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt chủ trương đối phó một cách là chủ động và quyết liệt. Ông thường nói: “Nếu ngồi yên đợi giặc thì chi bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Đó là tư tưởng chiến lược khá độc đáo và sáng tạo “tiến công trước để tự vệ”.

+ Thực hiện chủ trương này, tháng 10-1075 cuộc tiến công của quân đội Đại Việt vào các căn cứ của quân Tống ở vùng biên giới bắt đầu.

+ Sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu – căn cứ mạnh nhất của quân Tống, t tiêu hủy kho lương dự trữ rồi nhanh chóng rút quân về chuẩn bị phòng tuyến ngăn chặn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 7 Kết nối bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Hãy cho biết ba chủ trương lớn được nhà nước ta ban hành khi kháng chiến bùng nổ?

Xem lời giải

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trình bày âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

Câu 2: Nhà Lý đã có hành động gì trước âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống?

Câu 3: Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

Câu 4: Trình bày ba kế sách đánh quân Tống của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến quân xâm lược nhà Tống (1075 – 1077).

Câu 5: Cuộc kháng chiến chống Tống có bao nhiêu giai đoạn? Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời nhà Lý.

Xem lời giải

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Chiến thuật “công tâm” được Lý Thường Kiệt sử dụng như thế nào?

Câu 2: So sánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất và lần thứ hai

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử 7 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử 7 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.