Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 11 cánh diều bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Theo em, vì sao từ thế kỉ XIX, tốc độ thực dân hóa được đẩy cao ra toàn Đông Nam Á?

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) nêu suy nghĩ của em về quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.

Câu 3: Kể tên một số di tích lịch sử, địa danh,… liên quan đến quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây còn tồn tại đến ngày nay.

Bài Làm:

Câu 1:

Từ thế kỉ XIX, tốc độ thực dân hóa được đẩy cao ra toàn Đông Nam Á vì:

- Từ thời cổ đại, Đông Nam Á đã là một phần quan trọng của hệ thống thương mại thế giới.

- Thế kỉ XVI, các mặt hàng hương liệu như tiêu, gừng, đinh hương, nhục đậu khấu, trầm hương,... của Đông Nam Á có sức hút mạnh mẽ đối với châu Âu.

- Bồ Đào Nha là cường quốc đầu tiên chinh phục quốc gia Hồi giáo Ma-lắc-ca (năm 1511). Nhanh chóng, người Hà Lan chiếm Ma-lắc-ca từ tay người Bồ Đào Nha (năm 1641), thiết lập thành phố Ba-ta-vi-a thông qua công ty Đông Ấn; Tây Ban Nha bắt đầu thực dân hoá Phi-lip-pin từ năm 1542; công ty Đông Ấn Anh chiếm Xin-ga-po, làm cơ sở thương mại chính của người Anh để cạnh tranh với người Hà Lan.

- Từ thế kỉ XIX, tốc độ thực dân hoá được đẩy cao ra toàn Đông Nam Á.

Câu 2:

Thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á. Quá trình xâm lược và chinh phục của thực dân phương Tây trải qua thời gian khá dài và phức tạp. Cuối cùng, thực dân phương Tây đã đưa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á vào cơn lốc kinh tế tư bản chủ nghĩa, hình thành hệ thống thuộc địa và làm biến dạng cấu trúc xã hội truyền thống trong khu vực. Đông Nam Á trở thành nơi bị các nước thực dân phương Tây xâu xé, bởi đây là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, dân số đông.

Câu 3: 

Một số di tích lịch sử, địa danh liên quan đến quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây còn tồn tại đến ngày nay:

- Tượng đài La-pu-la-pu ở đảo Mác-tan (Phi-lip-pin).

- Trường Đại học Chu-la-long-kon (Thái Lan).

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 11 cánh diều bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á diễn ra trong bối cảnh nào?

Câu 2: Trình bày quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.

Câu 3: Trình bày quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á lục địa.

Câu 4: Nêu kết quả quá trình xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.

Câu 5: Trình bày chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á.

Câu 6: Nêu bối cảnh Vương quốc Xiêm tiến hành công cuộc cải cách.

Câu 7: Trình bày những nét chính về công cuộc cải cách ở Xiêm.

Câu 8: Trình bày kết quả, ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm.

Câu 9: Em hãy nêu nguyên nhân chủ nghĩa thực dân xâm lược Đông Nam Á?

Câu 10: Nhận xét đặc điểm quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 11: Nêu nguyên nhân thực dân Pháp và Tây Ban Nha tiến công vào xâm lược Việt Nam.

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Theo em, cách thức tiến hành xâm lược của thực dân phương Tây có điểm gì chung?

Câu 2: Theo em, điểm chung của chính sách thống trị thực dân ở Đông Nam Á là gì?

Câu 3: Tại sao các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?

Câu 4: Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

Câu 5: Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc thực dân Pháp áp dụng hình thức “chia để trị” trên các nước thuộc địa. 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Trình bày một số hiểu biết của em về tình cảnh người dân thuộc địa dưới ách cai trị của thực dân qua tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Nguyễn Ái Quốc).

Câu 2: Vì sao cuộc cải cách của vua Rama V được coi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

Câu 3: Có ý kiến cho rằng “Ngoại giao Thái Lan là ngoại giao thực dụng và mềm dẻo”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Câu 4: Hãy lí giải vì sao trong cùng bối cảnh, Vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công cải cách, trong khi cải cách ở Việt Nam lại không thành công.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.