Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

  1. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Doanh nghiệp tư nhân A và doanh nghiệp tư nhân B đều kinh doanh lắp đặt hệ thống điện và có trụ sở tại tỉnh X. Sau khi được tư vấn pháp luật về việc mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp A và doanh nghiệp B đã lập hồ sơ mở chi nhánh tại tỉnh Y và được chấp nhận. Khi biết chi nhánh kinh doanh mới mở của doanh nghiệp A có mức thuế phải đóng thấp hơn chi nhánh kinh doanh của doanh nghiệp B,  ông T tìm hiểu thì được biết do chi nhánh của doanh nghiệp B sử dụng lao động nữ nên được ưu đãi về thuế.

Nếu là cán bộ thuế, em sẽ giải thích như thế nào để ông T hiểu về trường hợp chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân B sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu đãi về thuế?

Câu 2: Chị H đang làm việc tại Công ty xuất nhập khuẩ X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mền. Nhưng khi khuyết Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc công ty lại không bổ nhiệm chị làm Trưởng phòng nhân sự  mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.

Em hãy sử dụng quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lao động để nhận xét hành vi của Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu X.

Câu 3: Trong quá trình tham gia phỏng vấn chị V nhận ra rằng các lao động nam được trả tiền lương cao hơn các lao động nữ. Chị V nên làm gì để chứng minh với công ty cả nam và nữ đều có thể hoàn thành công việc một các hiệu quả nhất? 

Câu 4: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, em trai V muốn theo học ngành sư phạm mầm non. V khuyên em trai không nên học ngành này vì rất khó xin việc do phần lớn các trường chỉ nhận giáo viên mầm non là nữ.

Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong trường hợp trên.

Câu 5: Chị T được cơ quan cử tham gia khóa đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học môi trường tại nước ngoài. Chị T muốn đi nhưng chồng chị không đồng ý vì cho rằng lĩnh vực này nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ.

Em hãy xác định nội dung của bình đẳng giới trong trường hợp trên.

Bài Làm:

Câu 1: 

Nếu là cán bộ thuế, em sẽ giải thích về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm.

Câu 2:

Theo Khoản 2 Điều 12 Luật Bình đẳng giới năm 2006, Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh. Như vậy, hành vi của Giám độc Công ty xuất nhập khẩu X là vi phạm pháp luật bởi đã phân biệt đối xử bất đình đẳng về giới tính, độ tuổi đối với chị H. Chị H và anh Q bình đẳng về tiêu chuẩn và độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm các chức danh theo quy định của pháp luật.

Câu 3: 

Để chứng minh cho mọi người thấy cả lao động nam và lao động nữ đều có thể hoàn thành các công việc một cách hiệu quả nhất chị V cần: Làm tốt các nhiệm vụ của mình được giao, học hỏi tích lũy thêm kĩ năng vào các nhiệm vụ mới, giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình làm việc.

Câu 4: 

Theo Khoản 2 Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo

Câu 5:

Theo Khoản 2 Điều 15 Luật Bình đẳng giới năm 2006, nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiêm cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

  1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của bình đẳng giới? 

Câu 2: Em hãy cho biết mục tiêu bình đẳng giới là gì?    

Câu 3: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bình đẳng giới.    

Câu 4: Em hãy cho biết biểu hiện của bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống.   

Câu 5: Đảng và Nhà nước đã thực hiện những gì để đảm bảo quyền bình đẳng giới?   

Câu 6: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới.

Câu 7: Mỗi gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới.

Xem lời giải

  1. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, pháp luật nước ta quy định như thế nào?

Câu 2: Em hãy nêu về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.   

Câu 3: Em hãy nêu về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Câu 4: Em hãy nêu quyền về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

Câu 5: Em hãy cho biết về các biện pháp để thúc đẩy quyền bình đẳng giới

Câu 6: Em hãy nêu vai trò của cơ quan quản lí nhà nước đối với vấn đề bình đẳng giới.

Xem lời giải

  1. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Gần đây, không khí gia đình bà A rất nặng nề vì chồng bà muốn con gái lớn (hiện đang học lớp 11) nghỉ học. Bà A tâm sự chuyện này với bà C. Bà cho biết, chồng bà quan niệm con trai mới cần học nhiều, còn con giá thì không. Biết chuyện, bà C đã vận động Hội Phụ nữ và Hội Nông dân tác động đến chồng bà A. Ông dẫn thay đổi suy nghĩ, không ép con gái phải nghỉ học. Nhờ vậy, bình đẳng giới tỏng giáo dục tại gia đình của bà A vẫn được đảm bảo.

Em có nhận xét gì về quan điểm của chồng bà A? Mọi người cần phải hành động như thế nào để thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội?

Câu 2: Hai vợ chồng anh C và chị K đều là nhân viên văn phòng, công việc của hai người tuy rất bận rộn nhưng anh chị luôn chia sẻ được công việc nhà, việc chăm con nên mọi chuyện trong nhà lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Theo em, sự bình đẳng giới trong gia đình của anh C và chị K được thể hiện qua các chi tiết nào?

Câu 3: Chị Nguyễn Thị N tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện M, anh Trần Văn B cũng tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện M. Anh B luôn nói với chị N rằng chị là nữ, không được tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, sẽ khó trúng cử. Chị N không đồng ý với lời nói của anh, chị hiểu nam nữ bình đẳng. Chị N muốn biết pháp luật quy định như thế nào về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.