3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Chứng minh khoáng sản nước ta phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình.
Câu 2: Khoáng sản nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Câu 3: Vai trò của khoáng sản về mặt kinh tế, chính trị.
Bài Làm:
Câu 1:
Sự đa dạng của từng nhóm khoáng sản:
- Khoáng sản năng lượng:
+ Than: có nhiều loại, trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc.
+ Than antraxit: tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (các mỏ: Vàng Danh, Hòn Gai, cẩm Phả, Đông Triều,...) với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn (chiếm hơn 90% trữ lượng than cả hước), cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.
+ Than mỡ: Làng cẩm (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam).
+ Than nâu: phân bố ở Đồng bằng sông Hồng với độ sâu 300 - 1000 m, trữ lượng hàng chục tỉ tấn; còn có mỏ Na Dương (Lạng Sơn) và các mỏ phía tây Nghệ An.
+ Than bùn: có ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.
+ Dầu khí: Tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
+ Các mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc (bể Cửu Long), Đại Hùng (bể Nam Côn Sơn),...
+ Các mỏ khí: Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải,...
- Khoáng sản kim loại:
+ Kim loại đen:
- Sắt: Tùng Bá (Hà Giang), Trại Cau (Thái Nguyên), Trân Yên (Yên Bái), Văn Bàn (Lào Cai), Thạch Khê (Hà Tĩnh).
- Crôm: Cổ Định (Thanh Hóa).
- Mangan: Cao Bằng, Nghệ An.
- Titan: có nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung.
- Kim loại màu:
- Bôxit: tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên: Măng Đen (Kon Tum), Đắk Nông (Đắk Nông), Di Linh (Lâm Đồng).
- Thiếc: Tĩnh Túc,(Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Châu (Nghệ An).
- Đồng: Sinh Quyền (Lào Cai), Yên Châu (Sơn La), Sơn Động (Bắc Giang).
- Chì, kẽm: Chợ Điền (Bắc Kạn).
- Vàng: Bồng Miêu (Quảng Nam).
+ Khoáng sản phi kim loại: Apatit: Cam Đường (Lào Cai).
+ Vật liệu xây dựng: rất phong phú.
- Nguồn đá vôi và sét làm xi măng có nhiều ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Ngoài ra còn có cao lanh để làm đồ gốm, cát làm thủy tinh, đá ốp lát, đá trang trí,...
Câu 2:
- Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, thuận lợi để xây dựng một số ngành công nghiệp trọng điểm dựa trên thế mạnh lâu dài về tài nguyên.
- Một số loại khoáng sản có trữ lượng nhỏ, khó khai thác làm hạn chế hiệu quả và gây khó khăn cho công tác quản lí, thường đi đôi với quy mô cơ sở công nghiệp nhỏ.
- Nhiều khoáng sản đòi hỏi công nghệ hiện đại, trong điều kiện nước ta chưa tự khai thác được, cần liên doanh, hợp tác với nước ngoài.
- Sự phân bố khoáng sản có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu công nghiệp của nhiều vùng.
Câu 3:
- Vai trò mặt kinh tế:
+ Khoáng sản là một trong những nguồn nguyên liệu không thể thiếu đối với rất nhiều nền kinh tế. Khoáng sản là gì? Đó chính là sắt, đồng, bạc, vàng, dầu mỏ,…. Đây đều là những nguyên liệu cần thiết và không thể thiếu trong các ngành kinh tế.
+ Khoáng sản là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa kinh tế lớn. Ngay bản thân ngành khai thác khoáng sản đã vươn mình lên và phát triển, đóng góp lớn vào GDP mỗi năm.
- Vai trò mặt chính trị:
+ Sự phong phú về khoáng sản là bệ đỡ cho tiềm lực chính trị của các quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi, giao lưu kinh tế của nhiều đất nước với nhau. Khoáng sản tạo thế chủ động cho nhiều quốc gia trong quá trình phát triển.
+ Không những vật, khoáng sản còn tăng ảnh hưởng của một quốc gia đối với các quốc gia khác trên thế giới. Đặc biệt là những quốc gia không có nguồn tài nguyên khoáng sản.