3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Tại sao toàn cầu hóa kinh tế lại làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo?
Câu 2: Nêu một ví dụ chứng minh cho biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế.
Câu 3: Hãy tìm hiểu về ảnh hưởng của toàn cầu hóa khu vực hóa kinh tế đến cơ hội tìm kiếm việc làm của giới trẻ hiện nay.
Câu 4: Chọn một tổ chức kinh tế toàn cầu hoặc một tổ chức liên kết khu vực và trình bày những hiểu biết của mình về tổ chức đó.
Bài Làm:
Câu 1:
Toàn cầu hóa kinh tế làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo vì:
- Quốc gia nào biết tận dụng một cách khôn ngoan, khai thác có hiệu quả nguồn tài chính khổng lồ từ toàn cầu hóa mang lại thì sẽ giàu lên nhanh chóng.
- Ngược lại nếu không nắm bắt, tận dụng được các cơ hội thì thời cơ sẽ bị bỏ lỡ, thách thức sẽ trở thành khó khăn dài hạn rất khó khắc phục và là lực cản trở cho sự phát triển.
Câu 2:
* Ví dụ về biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế: Thị trường tài chính ở Việt Nam hiện này ngày càng được mở rộng.
- Các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và kết nối với ngân hàng nước ngoài thông qua mạng viễn thông điện tử.
- Bên cạnh các ngân hàng trong nước, ở Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài được hoạt động, như: HSBC; ANZ Việt Nam (ANZ Bank); Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam,…
* Ví dụ về biểu hiện của khu vực hóa kinh tế: Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ giữa Bỉ - Đức - Hà Lan,…
- Vùng Ma-xa Rai-nơ được hình thành ở khu vực biên giới của Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ và Hà Lan. Vùng có diện tích khoảng 11000 km2 với số dân khoảng 4 triệu người (năm 2021).
- Hằng ngày, có khoảng 43000 người sang các nước láng giềng làm việc. Hệ thống kết nối giao thông của vùng khả phát triển để người dân đi lại thuận tiện. Các trường đại học của 3 quốc gia đã phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng. Một số hoạt động giao lưu văn hoá trong vùng cũng được chú trọng nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân các nước trong vùng.
Câu 3:
Toàn cầu hóa giúp các bạn trẻ tìm được nhiều công việc hơn trong nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, tuy nhiên toàn cầu hóa nhanh cũng sẽ khiến các bạn trẻ phải nỗ lực hơn mỗi ngày để có thể bắt nhịp được với xu thế toàn cầu hóa.
Câu 4:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
- Thời gian thành lập: 1967 tại Băng Cốc, Thái Lan.
- Thành viên: 11 nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Mục tiêu của ASEAN: Là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.