3. VẬN DỤNG (9 câu)
Câu 1: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 - 1973 là do những nguyên nhân chủ yếu nào?
Câu 2: Tại sao các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở ven biển?
Câu 3: Giải thích vì sao Nhật bản là nước phụ thuộc nhiều nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu nhưng ngành công nghiệp của nước này vẫn có thể phát triển mạnh?
Câu 4: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của Nhật Bản (khoảng 70%) và thu hút 72% lực lượng lao động của Nhật Bản. Em hãy giải thích lý do?
Câu 5: Giải thích nguyên nhân ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh?
Câu 6: Tại sao ngành công nghiệp điện tử - tin học được gọi là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản?
Câu 7: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về nông nghiệp hiện đại ở Nhật Bản và liên hệ.
Câu 8: Dựa vào bảng số liệu và hình ảnh dưới đây, nhận xét về quy mô, tốc độ tăng và cơ cấu GDP của Nhật Bản, giai đoạn 2000 – 2020.
Bảng 1. Quy mô và tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2020
Năm |
2000 |
2005 |
2010 |
2019 |
2020 |
Quy mô GDP (tỉ USD) |
4 968 |
4 831 |
5 759 |
5 123 |
5 040 |
Tốc độ tăng GDP (%) |
2,7 |
1,8 |
4,1 |
0,3 |
-4,5 |
(Nguồn: WB, 2022)
(Nguồn: WB, 2022)
Câu 9: Cho bảng số liệu sau:
Bảng 2. Lượt khách du lịch nội địa và quốc tế của Nhật Bản giai đoạn 2011 - 2020
(Đơn vị: triệu lượt người)
Năm |
2011 |
2015 |
2019 |
2020 |
Khách nội địa |
612,5 |
604,7 |
587,1 |
293,4 |
Khách quốc tế |
6,2 |
19,7 |
31,8 |
4,1 |
(Nguồn: statista.com, 2021 và tourism.jp, 2022)
- Vẽ biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch nội địa và quốc tế của Nhật Bản, giai đoạn 2011 - 2020.
- So sánh và nhận xét về sự thay đổi lượt khách du lịch nội địa và quốc tế của Nhật Bản giai đoạn 2011 - 2020.
Bài Làm:
Câu 1:
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 - 1973 là do:
- Phát huy được yếu tố nguồn nhân lực, tạo nên đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có trình độ cao, tận tụy với công việc.
- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
- Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng vừa phát triển công ty lớn có kỹ thuật công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn, vừa phát triển công ty nhỏ truyền thống.
- Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Câu 2:
Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở ven biển vì:
- Địa hình Nhật Bản chủ yếu là đến 80% là đồi núi, những khu vực ven biển có địa hình bằng phẳng hơn thuận lợi để xây dựng những trung tâm công nghiệp.
- Các trung tâm công nghiệp gần biển sẽ thuận lợi cho quá trình xuất khẩu ra nước ngoài. Con đường vận chuyển hàng hải là con đường vẫn chuyển hàng hoá quan trọng của Nhật, bởi các trung tâm công nghiệp Nhật cũng là nơi sản xuất nhiều hàng hoá cung cấp cho thị trường quốc tế.
- Các trung tâm công nghiệp Nhật Bản phụ thuộc vào những nguyên liệu nhập khẩu của nước ngoài. Bởi Nhật là đất nước nghèo nàn về tự nhiên, nhất là khoáng sản nên phải nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài, khi đặt trung tâm công nghiệp ven biển sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển hơn.
Câu 3:
Nhật bản là nước phụ thuộc nhiều nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu nhưng ngành công nghiệp của nước này vẫn có thể phát triển mạnh là do:
- Lực lượng lao động có trình độ cao
- Công nghệ hiện đại
- Thị trường tiêu thụ lớn
Câu 4:
Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của Nhật Bản (khoảng 70%) và thu hút 72% lực lượng lao động của Nhật Bản là do:
- Trình độ phát triển công nghiệp rất cao nên tạo ra nhiều ngành nghề, việc làm cho người dân nên Nhật Bản dễ dàng chuyển dịch các ngành kinh tế.
- Thu nhập của người dân cao nên dịch vụ phát triển.
- Trình độ học vấn của người dân cao nên họ lao động trí óc nhiều hơn và con người Nhật Bản rất cần cù chịu khó .
- Hạ tầng phục vụ dịch vụ rất đầy đủ và hiện đại.
Câu 5:
Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do:
- Đất nước Nhật Bản là quần đảo với 4 đảo lớn và hàng ngàn đảo nhỏ, đường bờ biển dài, việc giao lưu kinh tế xã hội trong nước và nước ngoài chủ yếu thực hiện bằng đường biển.
- Đất nước nghèo tài nguyên, nền sản xuất lớn gắn liền với hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa và thị trường thế giới nên do đó giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt nhằm hỗ trợ cho việc xuất - nhập khẩu của Nhật Bản.
- Giao thông vận tải biển là loại hình giao thông có nhiều ưu thế: giá rẻ, chở được hàng nặng, cồng kềnh đi xa, đường giao thông có sẵn nên đỡ tốn chi phí làm đường do đó giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Câu 6:
Ngành công nghiệp điện tử - tin học được gọi là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản vì:
- Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế và có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.
- Sản xuất ra các sản phẩm điện tử có sản lượng cao trên thế giới: máy tính, tivi, chất bán dẫn, rô-bốt,…
- Ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành công nghiệp khác.
Câu 7:
- Đất nước Nhật Bản được biết đến với nền công nghệ hiện đại luôn nằm trong top đầu thế giới. Chính nhờ những thành tựu về mặt khoa học - kỹ thuật mà quốc gia này đã thay đổi từ một nền nông nghiệp xưa cũ, lạc hậu khiến người dân đói kém trở thành một quốc gia có quá trình phát triển thần tốc, đem đến kết quả tuyệt vời cho nền nông nghiệp nước nhà.
- Sản lượng thu hoạch không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu ra thế giới.
- Nhờ công nghệ hiện đại, nông dân tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí trong việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi, từ đó giảm được chi phí nhân công chăm sóc các lĩnh vực khác của đời sống. Nhờ phương pháp canh tác trong nhà kính, nông sản sinh trưởng và phát triển không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và không bị sâu bệnh phá hại. Điều này giảm thiểu việc sử dụng các phân bón, thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó không chỉ giúp bảo vệ và giữ gìn môi trường sống của con người mà còn nâng cao chất lượng nông sản và lợi ích kinh tế cho người sản xuất.
Câu 8:
Nhận xét:
- Nhật Bản có quy mô kinh tế lớn:
+ Năm 2020: quy mô GDP của Nhật Bản đạt trên 5000 tỉ USD.
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động:
+ Từ năm 2000 – 2005: tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản tăng 1.4% (từ 2.7% năm 2000, lên 4.1% năm 2005).
+ Từ năm 2005 – 2020: tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm 8.6% (từ mốc 4.1% năm 2005, giảm xuống còn -4.5% năm 2020).
- Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cơ cấu GDP của Nhật Bản có sự thay đổi:
+ Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.
+ Nhóm ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
Câu 9:
- Vẽ biểu đồ:
- So sánh và nhận xét:
- Lượng khách du lịch nội địa của Nhật Bản có xu hướng giảm qua các năm.
- Lượng khách du lịch quốc tế của Nhậ Bản cũng có xu hướng giảm.
- Lượng khách du lịch quốc tế thấp hơn so với lượng khách du lịch nội địa.