Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 11 CTST bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Tại sao nói sông Mê Công có vai trò to lớn đối với các nước Đông Nam Á lục địa?

Câu 2: Nguyên nhân do đâu mà dân cư Đông Nam Á lại tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển, còn vùng núi thì dân cư thưa thớt?

Câu 3: Nguyên nhân nào về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khiến Đông Nam Á lại bị nhiều nước thực dân, đế quốc trên thế giới xâm lược?

Câu 4: Giải thích vì sao trồng lúa nước là ngành nông nghiệp chính của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á?

Câu 5: Tại sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á lại phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc?

Câu 6: Thu thập thông tin để chứng minh rằng Việt Nam và các nước Đông Nam Á có nét tương đồng về văn hóa.

Câu 7: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á so với toàn thế giới, giai đoạn 2000 - 2020. Giải thích xu hướng biến động của tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở giai đoạn này.

Bảng 12.3. Tốc độ tăng GDP toàn thế giới và khu vực Đông Nam Á,

giai đoạn 2000 – 2020

(Đơn vị: %)

Vùng lãnh thổ

2000

2005

2010

2020

Thế giới

4,5

4,0

4,5

-3,3

Khu vực Đông Nam Á

7,0

6,6

7,8

-1,1

(Nguồn: WB, 2022)

Bài Làm:

Câu 1: 

Nói sông Mê Công có vai trò to lớn đối với các nước Đông Nam Á lục địa vì:

- Đây là cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống và các hoạt động sản xuất của nhiều nước.

- Cung cấp thủy sản cho dân cư các nước trong lưu vực sông.

- Có giá trị về thủy điện, giao thông và du lịch.

- Tạo ra đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ/

Câu 2:

Dân cư Đông Nam Á tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển do:

- Các vùng đồng bằng và ven biển có điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp và địa hình bằng phẳng để xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu với các nước.

- Khí hậu ở các khu vực đồng bằng cũng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, du lịch và cư trú.

Câu 3:

Khu vực Đông Nam Á trở thành thuộc địa của nhiều nước thực dân, đế quốc trên thế giới vì:

- Có vị trí chiến lược quan trọng: là cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a, là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua.

- Giàu tài nguyên thiên nhiên: sinh vật, khoáng sản, lâm sản.

- Có nhiều nông sản nhiệt đới cần cho các quốc gia đế quốc, thực dân như cao su, dầu cọ, cà phê, hồ tiêu,…

Câu 4

Trồng lúa nước là ngành nông nghiệp chính của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á vì:

- Điều kiện tự nhiên ở khu vực có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Tiếp giáp với biển nên chịu nhiều ảnh hưởng của biển: khí hậu ẩm, ấm áp.

- Có nhiều con sông lớn chảy qua, cung cấp nước ngọt cho trồng trọt.

- Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời.

- Có nguồn lao động và nhân công dồi dào.

Câu 5:

- Nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển nhanh là do:

+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Nguồn lao động trẻ và dồi dào, có trình độ kĩ thuật cao.

+ Có nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu: cao su, cọ dầu, cà phê, lúa gạo,…

+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ các ngành công nghiệp chủ lực.

+ Tình hình chính trị - xã hội khá ổn định.

- Nền kinh tế các nước Đông Nam Á chưa vững chắc là do:

+ Công nghệ chưa phát triển vượt bậc, phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

+ Môi trường bị ảnh hưởng bởi thiên tai và suy thoái, các tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác đúng mức sẽ suy giảm.

Câu 6:

- Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng nhưng cũng rất đa dạng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt.

+ Về lịch sử đấu tranh giành độc lập: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực đều bị thực dân chiếm đóng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đã bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau đó, các nước đã lần lượt giành lại được độc lập. Hiện nay, đa số các nước đều theo chế độ cộng hoà...

+ Về phong tục tập quán và sinh hoạt: Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính...

Câu 7

* Vẽ biểu đồ:

Câu 7: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á so với toàn thế giới, giai đoạn 2000 - 2020. Giải thích xu hướng biến động của tăng trưởng kinh tế trong khu vực ở giai đoạn này.  Bảng 12.3. Tốc độ tăng GDP toàn thế giới và khu vực Đông Nam Á,  giai đoạn 2000 – 2020  (Đơn vị: %)  Vùng lãnh thổ  2000  2005  2010  2020  Thế giới  4,5  4,0  4,5  -3,3  Khu vực Đông Nam Á  7,0  6,6  7,8  -1,1  (Nguồn: WB, 2022)

* Nhận xét:

- Tốc tăng trưởng gdp toàn thế giới và khu vực Đông Nam Á có xu hướng tăng nhưng biến động.

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Đông Nam Á cao hơn thế giới.

* Giải thích:

- Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung có xu hướng tăng do có sự giao lưu mở rộng quan hệ hợp tác, xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường giữa các quốc gia, khu vực và châu lục

- Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á cao hơn thế giới do các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang trong quá trình công nghiệp hóa làm nền kinh tế, các nước đã có sự phân hóa một số nền kinh tế có sự phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.

- Tuy nhiên, trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP toàn thế giới có xu hướng giảm nhanh do ảnh hưởng của vấn đề dịch bệnh COVID-19.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 11 Chân trời bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Kể tên các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Câu 2: Quan sát Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á ở bên và kể tên các biển thuộc khu vực này.

Câu 2: Quan sát Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á ở bên và kể tên các biển thuộc khu vực này.

Câu 3: Quan sát Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á ở trên và liệt kê ít nhất 5 dãy núi thuộc khu vực Đông Nam Á.

Câu 4: Quan sát Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị ở khu vực Đông Nam Á năm 2020 và nêu tên các quốc gia có mật độ dân số trên 200 người/km2

Câu 4: Quan sát Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị ở khu vực Đông Nam Á năm 2020 và nêu tên các quốc gia có mật độ dân số trên 200 người/km2

Câu 5: Quan sát Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị ở khu vực Đông Nam Á năm 2020 và cho biết các quốc gia có mật độ dân số từ 101 đến 200 người/km2.

Câu 6: Kể tên các đô thị từ 10 triệu người trở lên dựa vào Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị ở khu vực Đông Nam Á năm 2020 ở trên,

Câu 7: Quan sát Bản đồ phân bố một số trung tâm công nghiệp và ngành công nghiệp ở khu vực Đông Nam Á năm 2020, liệt kê các quốc gia khai thác dầu mỏ trong khu vực.

Câu 7: Quan sát Bản đồ phân bố một số trung tâm công nghiệp và ngành công nghiệp ở khu vực Đông Nam Á năm 2020, liệt kê các quốc gia khai thác dầu mỏ trong khu vực.

Câu 8: Quan sát Bản đồ phân bố một số trung tâm công nghiệp và ngành công nghiệp ở khu vực Đông Nam Á năm 2020, kể tên ít nhất 5 trung tâm công nghiệp trong khu vực.

Câu 9: Quan sát Bản đồ phân bố nông nghiệp khu vực Đông Nam Á năm 2020 và kể tên các quốc gia trồng lúa gạo ở khu vực.

Câu 9: Quan sát Bản đồ phân bố nông nghiệp khu vực Đông Nam Á năm 2020 và kể tên các quốc gia trồng lúa gạo ở khu vực

Câu 10: : Quan sát Bản đồ phân bố nông nghiệp khu vực Đông Nam Á năm 2020 và kể tên những quốc gia chăn nuôi bò trong khu vực.

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đó đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực như thế nào?

Câu 2: Nêu những nét đặc trưng về địa hình, đất đai của khu vực Đông Nam Á kèm ví dụ. Địa hình đã mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực?

Câu 3: Trình bày những đặc điểm nổi bật của những nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

 

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Khí hậu

 

 

Sông, hồ

 

 

Sinh vật

 

 

Khoáng sản

 

 

Biển

 

 

Câu 4: Dân cư ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật? Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.

Câu 5: Trình bày những đặc điểm về xã hội và phân tích ảnh hưởng của xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 6: Trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.

Câu 7: Khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp nổi bật nào? Nêu đặc điểm của từng ngành và kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của khu vực.

Câu 8: Nêu những nét đặc trưng về sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á kèm ví dụ minh họa.

Câu 9: Khu vực Đông Nam Á có các ngành dịch vụ nổi bật nào? Nêu đặc điểm của từng ngành

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng Đông Nam Á là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất trên thế giới.

Câu 2: Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều có nhưng nét tương đồng trong văn hóa, sản xuất và sinh hoạt nhưng vẫn có những nét riêng của mỗi quốc gia. Hãy nêu một số nét chung và nét riêng của các quốc gia Đông Nam Á mà em đã tìm hiểu.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải địa lí 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải địa lí 11 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.