Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 8 kết nối bài 9 Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI-XVIII

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Kể tên một số con đường, ngôi trường, đường phố,… mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII mà em biết.

Câu 2: Miêu tả một nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc trong các XVI – XVIII.

Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về sự ra đời chữ Quốc ngữ.

Bài Làm:

Câu 1: 

Một số con đường, ngôi trường, đường phố,… mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII

- Đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác,...

- Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), Trường THPT Đào Duy, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương),...

Câu 2: 

Miêu tả tín ngưỡng thờ thành hoàng làng:

- Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người... Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Nếu thờ cúng tổ tiên là đạo lý thể hiện ý thức hướng về nguồn cội của gia đình, dòng họ, thì thờ cúng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối ở cấp độ làng xã.

- Trong tâm thức người Việt, Thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi, nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.

- Thờ phụng Thành hoàng là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất lề quê thói được bảo tồn.

Câu 3: 

Chữ quốc ngữ ra đời có một quá trình dài từ năm 1618 cho đến năm 1625 với sự hợp tác của nhiều người, đa số là người Bồ Đào Nha, người Ý cùng một số người Việt theo đạo Thiên Chúa góp sức. Tiêu biểu là giáo sĩ A-lêch-xăng đờ Rốt. Năm 1651, cuốn Từ điển Việt – Bồ - Latinh của ông được xuất bản tại Rô-ma.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 kết nối bài 9 Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI-XVIII

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII.Trả lời:

Câu 2: Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Câu 3: Nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Câu 4: Trình bày những nét chính về sự chuyển biến văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Câu 5: Hãy lập bảng tóm tắt nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII theo các tiêu chí sau: lĩnh vực, sự chuyển biến.

 

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Vì sao đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển?

Câu 2: Hãy nêu nhận xét về sự chuyển biến trong các thế kỉ XVI – XVIII. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Câu 3: Sự phát triển của nông nghiệp Đại Việt trong giai đoạn XVI – XVIII có những điểm tích cực và hạn chế nào?

Câu 4: Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?

Câu 5: Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?

Câu 6: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết gì về tình hình nông nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?

“Hằng năm, cứ đến kì tháng 10 đi khám đê điều ở dân gian, chỗ nào nên sửa đắp thì kê thực dâng lên. Chỗ nào công trình nhỏ thì chiếu bổ cho các xã dân những nơi thế nước có thể chạy đến nhận sửa đắp riêng”.

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt Sử ký toàn thư, tập 3,

 NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr.270).

Câu 7: Vì sao nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII lại phát triển cao?

Câu 8: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc?

Câu 9: Đọc đoạn tư liệu dưới đây và cho biết vì sao Hội An trở thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong?

“Hội An là cảng thị lớn nhất Đàng Trong và là nơi cập bến của nhiều thuyền buôn nước ngoài. Ngoài người Nhật, người Hoa, thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp cũng thường xuyên lui tới Hội An. Họ bán vũ khí, hàng mĩ nghệ, thực phẩm đã chế biến, kẽm, bạc,... và mua đủ thứ như: tơ lụa, lâm sản quý, yến sào, nông sản”.

(Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương Lịch sử Việt Nam, Toàn tập,

NXB Giáo dục, 2001, tr. 379)

Câu 10: Thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII có những điểm gì mới so với giai đoạn lịch sử trước đó (XIV – XV)?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Làng thủ công nào ở Việt Nam được hình thành từ các thế kỉ XVI – XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay? Hãy đề xuất một số giải pháp để bảo tồn các làng nghề đó.

Câu 2: Mô tả vài nét về một làng nghề thủ công đã có từ thế kỉ XVI – XVIII và tồn tại đến ngày nay.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.