4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Em hãy viết bài giới thiệu (khoảng 7 – 10 câu) về vị anh hùng dân tộc Quang Trung theo các ý sau:
- Vai trò.
- Điều khiến em ấn tượng nhất về ông.
- Những con đường, ngôi trường, di tích lịch sử cách mạng mang tên ông.
Câu 2: Nếu được tham gia học tập tại một trong các địa điểm sau: Bảo tàng Quang Trung (Bình Định), di tích Rạch Gầm Xoài Mút (Tiền Giang), di tích Gò Đống Đa (Hà Nội), em chọn địa điểm nào? Vì sao em chọn địa điểm đó?
Câu 3: Em hãy kể một số việc làm của nhân dân ta thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công lao to lớn của Nguyễn Huế - Quang Trung đối với lịch sử dân tộc.
Bài Làm:
Câu 1:
Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được gọi là Vua Quang Trung. Vua Quang Trung (hay Bắc Bình Vương), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.
Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay để tưởng nhớ công lao của ông, nhiều con đường, ngôi trường mang tên ông vẫn mãi luôn tự hào vì được mang tên của người anh hùng dân tộc áo vải kì xuất.
Câu 2:
Di tích Gò Đống Đa (Hà Nội).
- Là khu di tích về chiến thắng hào hùng của Nghĩa quân Tây Sơn, đánh đuổi được bè lũ quân Thanh xâm lược.
- Khu di tích nằm trong lòng Thủ Đô nên thuận tiện cho việc tham gia học tập và tìm hiểu về lịch sử của các em học sinh.
Câu 3:
Những việc làm của nhân dân ta thể hiện việc ghi nhớ công ơn của Quang Trung – Nguyễn Huệ:
+ Xây dựng Gò Đống Đa để ghi nhớ công ơn, đánh một dấu mốc lịch sử về trận chiến đại thắng quân Thanh.
+ Tổ chức ngày lễ hội Gò Đống Đa vào ngày mồng 5 Tết Nguyên đán hằng năm.
+ Luôn nhắc nhở con cháu về những công lao của vua Quang Trung.