4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Em có đồng ý với quan điểm “chi bằng học” như là con đường ưu tiên để giành độc lập tự do của dân tộc vào đầu thế kỉ XX không? Tại sao?
Câu 2: Kể tên một số địa danh lịch sử được hình thành do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.
Câu 3: Kể tên các công trình do người Pháp xây dựng còn được bảo tồn đến hiện nay.
Bài Làm:
Câu 1:
- Đồng ý với quan điểm.
- Giải thích:
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: đất nước Việt Nam đã mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân Pháp - một kẻ thù văn minh hơn, hùng mạnh hơn (lúc này, Pháp đứng thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp). Mặt khác, kinh tế Việt Nam còn non yếu, phát triển thiếu cân đối; trong xã hội đầy rẫy những hủ tục, tệ nạn; đại bộ phận dân cư có trình độ dân trí thấp,… Trong bối cảnh đó, việc nêu cao tinh thần học hỏi có ý nghĩa rất quan trọng.
+ Việc học hỏi, tiếp thu những tiến bộ, văn minh của nhân loại sẽ giúp cho: người dân được giác ngộ, thức tỉnh tinh thần dân tộc; mở mang trình độ hiểu biết; có ý thức phát huy tinh thần tự lực, tự cường,… đây chính là một con đường hiệu quả để tiến lên giành lại độc lập cho nước nhà.
Câu 2:
Một số địa danh lịch sử được hình thành do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam: Bến Nhà Rồng, Cầu Long Biên, Cảng Sài Gòn,….
Câu 3:
Tên các công trình do người Pháp xây dựng còn được bảo tồn đến hiện nay:
- Các cây cầu: Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn) được xây dựng trong thời gian Pôn Ðu-me làm Toàn quyền Đông Dương (1897 - 1902).
- Các công trình khác như Ga Hàng Cỏ (nay là Ga Hà Nội), Phủ Toàn quyền Đông
Dương tại Hà Nội (nay là Phủ Chủ tịch), Nhà hát Lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... do người Pháp xây dựng vẫn còn được bảo tồn đến hiện nay.