Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 8 cánh diều bài 7: Thủy văn Việt Nam

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Chứng minh tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Mê Công.

Câu 2: Những nguyên nhân nào làm cho nguồn nước sông của nước ta bị ô nhiễm? Để dòng sông không bị ô nhiễm, chúng ta cần phải làm gì?

Câu 3: Tại sao phải “sống chung với lũ” ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 4: Trình bày vai trò của nước ngầm đối với đời sống con người?

Bài Làm:

Câu 1: 

- Ở lưu vực sông Cửu Long (sông Mê Công) có tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô; cùng với tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng càng khiến xâm nhập mặn, hạn hán diễn ra trầm trọng hơn.

- Để khắc phục tình trạng đó, cần đẩy mạnh việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Cửu Long thông qua biện pháp cải tạo, mở rộng hệ thống kênh rạch vừa góp phần đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản,..), vừa phòng chống thiên tai (lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn).

- Trong quá trình sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Cửu Long cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

Câu 2: 

- Những nguyên nhân làm cho nguồn nước sông bị ô nhiễm

+ Sông ngòi thường bắt nguồn từ miền núi chảy về đồng bằng, sau đó đổ nước ra biển.

+ Miền núi là đầu nguồn nước, do rừng cây ở đây bị chặt phá nhiều khiến cho nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội, tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc,...

+ Ở các vùng đồng bằng, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, có rất nhiều dòng sông, khúc sông đã bị ô nhiễm nặng 11C bởi rác thải và các chất độc hại từ các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông.

- Một số biện pháp để dòng sông không bị ô nhiễm

+ Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn các sông và thảm thực vật trong lưu vực sông.

+ Xử lí tốt nguồn chất thải, nước thải công nghiệp và sinh hoạt trước khi đưa vào sông, hồ,...

+ Khai thác hợp lí, bền vững các giá trị kinh tế của sông ngòi.

Câu 3:

Cần “sống chung với lũ” ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì có thể khai thác các nguồn lợi từ lũ:

- Tận dụng nguồn phù sa mà lũ mang lại để canh tác cây trồng đặc biệt là lúa và cây hoa màu.

- Để bảo vệ độ màu mỡ cho đất, một số khu vực có chủ trương xả lũ trong mùa lũ để cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng đê bao khép kín.

- Khai thác nguồn lợi thủy sản từ lũ. Lũ mang theo nhiều loại thủy sản như tôm, cá. Đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn thức ăn cho thủy sản nuôi trồng vùng lại là thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu các loài thủy sản.

Câu 4: 

Vai trò của nước ngầm đối với đời sống con người là:

- Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ nhu cầu  ăn uống, sinh hoạt của con người.

- Nguồn nước ngầm chất lượng tốt còn có vài trò trong việc hỗ trợ chữa bệnh.

- Nước ngầm là nguồn nước duy trì sự sống cho các loại động thực vật trên toàn thế giới.

- Nước ngầm cung cấp nước phục vụ cho nông nghiệp: Tưới hoa màu, cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao.

- Nguồn nước cung cấp cho sông suối, ao hồ và đại dương.

- Sử dụng nguồn nước ngầm giúp con người giải phóng sức lao động khi phải lấy nước xá.

- Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông. Ngoài ra giúp cố định các lớp đất đá bên trên, tránh các hiện tượng sạt lở, sụt lún.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 8 cánh diều bài 7: Thủy văn Việt Nam

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kể tên các hệ thống sông lớn ở nước ta.

Câu 2: Liệt kê ít nhất 3 biện pháp khai thác tổng hợp dòng chảy ở đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Liệt kê ít nhất 3 nguồn gây ô nhiễm nước sông.

Câu 4: Liệt kê một số giá trị của sông ngòi nước ta.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết sông Cửu Long được chia làm mấy nhánh, tên các nhánh đó và đổ ra cửa biển nào?

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm mạng lưới sông ở nước ta.

Câu 2: Trình bày chế độ nước của các hệ thống sông Hồng, Thu Bồn và Cửu Long.

Câu 3: Trình bày mối quan hệ giữa chế độ mưa và chế độ nước của một hệ thống sông lớn ở nước ta.

Câu 4: Giải thích vì sao sông ngòi nước ta có những đặc điểm như vậy?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt của con người ở nước ta.

Câu 2: Vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt của con người nước ta.

Câu 3: Nêu những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông.

Câu 4: Tại sao chế độ nước sông ở ba vùng sông ngòi (sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) nước ta lại có sự khác nhau?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 8 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.