2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Trong đoạn trích “Trao duyên” việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?
Câu 2: Hành động “lạy” của Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” có ý nghĩa gì?
Câu 3: Mở đầu đoạn trích “Trao duyên”, tại sao Nguyễn Du lại dùng từ “cậy” và “chịu”?
Bài Làm:
Câu 1:
Khi trao duyên, Kiều hồi tưởng lại đêm thề nguyền thiêng liêng và những kỉ vật
- Kỉ vật, kỉ niệm nào còn phong kín và in hằn tình nghĩa sâu nặng của Thúy Kiều
- Kiều sống trong hồi ức đẹp nên càng thấy xót nên thấy xót xa, đau đớn khi mọi thứ chia lìa
- Những kỉ niệm, kỉ vật in hằn trong tâm hồn Kiều cho thấy tình cảm Kiều dành cho Kim không phai.
Câu 2:
Hành động “lạy” của Kiều: bất ngờ, phi lí nhưng cũng thật hợp lí bởi đây là người chịu ơn, tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh to lớn và cao quý của em mình.
Kiều coi Vân là ân nhân của đời mình
Hàm ẩn sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm.
Câu 3:
Nguyễn Du dùng hai từ ngữ rất đắt là cậy và chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa khác để biểu lộ được sắc thái, tâm trạng của Kiều trong lúc quyết định trao duyên cho người em gái Thúy Vân: vừa đau xót khi chấp nhận xa gia đình, bán mình chuộc cha, vừa đau đớn dứt bỏ tình cảm với Kim Trọng. Kiều đã tin tưởng vào người em gái và mang ơn Thúy Vân sẽ giúp mình trong hoàn cảnh éo le này.