II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Trình bày những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản.
Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lí đã để lại những hệ quả gì?
Câu 3: Tác động nào của các cuộc phát kiến địa lí đã mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân?
Câu 4: Trình bày những biến đổi chính của xã hội Tây Âu.
Câu 5: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV đã tác động đến lĩnh vực giao thông và tri thức con người như thế nào?
Bài Làm:
Câu 1:
- Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản:
– Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội, hình thành quan hệ chủ với thợ.
– Trong nông nghiệp, các đồn điền trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp.
– Trong thương nghiệp, các công ti thương mại lớn thay thế cho các thương hội.
- Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành đó là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Từ đó, dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
Câu 2:
- Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:
+ Mở ra con đường mới, đó là con đường biển để thương nhân các nước Tây Âu đi đến các nước ở phương Đông và Ấn Độ dễ dàng hơn.
+ Các cuộc phát kiến địa lí đã tìm ra vùng đất mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển, tạo điều kiện mở rộng thị trường ở các nước nhằm tiêu thụ hàng hóa của các nước Tây Âu.
+ Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển.
+ Các cuộc phát kiến địa lí đã làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa, dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân.
Câu 3:
- Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động đến các lĩnh vực giao thông và tri thức con người trong đó có tác động làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và mở ra thời kì xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa ở Châu Phi, Mỹ La-tinh, châu Á.
- Tác động mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân
Câu 4:
- Những biến đổi chính của xã hội Tây Âu:
- Quá trình nảy sinh chủ nghĩa tư bản dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là giai cấp tư sản và vô sản.
- Giai cấp tư sản:
+ Trước đây là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có, trở thành chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn,...
+ Những người này nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế, nhưng chưa có địa vị chính trị trong xã hội.
- Giai cấp vô sản:
+ Gồm đội quân lao động làm thuê cho chủ tư bản.
+ Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời. Sau này, họ bị giai cấp tư sản bóc lột, họ lại đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
Câu 5:
- Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV đã tác động đến lĩnh vực giao thông và tri thức con người:
+ Các cuộc phát kiến địa lí đã giúp con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất.
+ Nó giúp con người mở ra con đường mới, thị trường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. Từ đó, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển,
+ Nó chấm dứt thời kì cách biệt Đông – Tây, mở ra giai đoạn mới trong giao lưu quốc tế giữa các quốc gia và các nền văn minh, văn hóa khác nhau.
+ Phát kiến địa lí đã đáp ứng được yêu cầu khách quan đặt ra cho nó. Góp phần đem lại cho các triều đình và thương nhân châu Âu những hàng hóa, nguyên liệu vô cùng quý giá, nhiều vàng bạc, châu báu, thúc đẩy công thương nghiệp châu Âu phát triển.
+ Phát kiến địa lí đã làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và mở ra thời kì xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa ở châu Phi, Mỹ La-tinh, châu Á, mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân.
+ Gồm đội quân lao động làm thuê cho chủ tư bản.
+ Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời. Sau này, họ bị giai cấp tư sản bóc lột, họ lại đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.