Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Công dân 8 CTST bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1. Theo em, trách nhiệm cảu các thành viên trong phòng, chống bạo lực gia đình là gì?

Câu 2. Theo em, người có mặt ở nơi xảy ra bạc lực gia đình có trách nhiệm như thế nào?

Câu 3: Theo em, nền tảng gia đình như thế nào có là mầm mống xảy ra bạo lực gia đình?

Câu 4: Theo em nếu là nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình nên làm gì?

Bài Làm:

Câu 1. 

- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 2. 

- Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình.

- Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra, báo với cơ quan có thẩm quyền đến để chứng kiến vụ việc, bắt giữ người có hành vi bạo lực để chờ cơ quan công an đến giải quyết.

Câu 3: 

- Người trong gia đình có nhận thức kém, không đủ tinh tế xử lí các tình huống trong gia đình dẫn đến xảy ra xung đột.

- Gia đình có kinh tế eo hẹp, áp lực về kinh tế có thể làm cho các thành viên trong gia đình trở nên nóng nảy, không giữ được bình tĩnh và gây ra các hành động bạo lực.

- Do tệ nạn xã hội, người bố hoặc người mẹ trong gia đình nghiện ngập, cờ bạc.

- Do trình độ dân trí thấp và công tác tuyên truyền phổ biến luật chưa được hiệu quả.

Câu 4: 

- Khi bị bạo hành thường xuyên, có thể tìm sự giúp đỡ của hàng xóm, bạn bè, hoặc chính quyền địa phương để can thiệp và xử lý.

- Nên tự chủ về tài chính hoặc có một khoản tiền tiết kiệm để không phụ thuộc vào chồng.

- Quay hình và chụp ảnh tất cả những bằng chứng bạo hành của đối phương để sử dụng khi cần thiết.

- Khi bị bạo hành nhiều lần, với thương tích nặng, có thể đi giám định thương tật để làm bằng chứng tố cáo đối phương.

- Phối hợp với bạn bè, gia đình, cơ quan chức năng giúp đối phương thay đổi tâm tính, để hạn chế các hành vi bạo lực.

- Nếu không thể thay đổi được tâm tính của đối phương và hành vi bạo lực vẫn tiếp diễn thường xuyên, chủ động yêu cầu ly hôn và phải đảm bảo an toàn cho bản thân và con cái để tránh hành vi bạo hành.

- Nếu do hành vi bạo hành khiến nạn nhân gặp vấn đề về tâm lý, có thể tìm đến chuyên gia tâm lý để hỗ trợ chữa lành tổn thương tâm lý.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Công dân 8 chân trời bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1. Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình để lại những hậu quả gì?

Câu 2. Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình được thể hiện dưới những hình thức nào?

Câu 3. Em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình?

Câu 4. Em hãy nêu các cách để phòng, chống bạo lực gia đình.

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực với cá nhân, gia đình và xã hội.

Stt

Trường hợp

Hình thức

Tác hại

1

Anh C không cho vợ đi làm vì sợ vợ có nhiều bạn. Hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoảng sinh hoạt phí rất ít.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

2

Chị L thường xuyên đánh đập con cái, khiến cho con cái phải bỏ về nhà bà ngoại.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

3

Vì không sinh được con trai nên chị T đã bị gia đình chồng ép sinh thêm con dù đã đủ 3 con.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

4

Do không đồng tình với quyết định phân chia tài sản của cha mẹ, anh em T đã xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

Câu 2. Theo em, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có mầm mống của bạo lực gia đình, phải chứng kiến các hành động bạo lực từ nhỏ. Khi lớn lên đứa trẻ ấy sẽ như thế nào?

Câu 3: Em sẽ làm gì nếu chứng kiến các các hành vi bạo lực gia đình trong khu dân cư mình đang sinh sống. 

Câu 4: Em hãy sắp xếp các hành vi bạo lực gia đình dưới đây vào các hình thức bạo lực tương ứng:

Hình thức bạo lực gia đình

Bạo lực về thể chất

Bạo lực về tinh thần

Bạo lực về kinh tế

Bạo lực về tình dục

Mỗi khi làm gì sai, bạn Y lại bị bố đánh.
Chị X ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con.
Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian để nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.
Mặc dù mới 14 tuổi, bạn Q đã bị bố mẹ bắt làm nhiều việc nặng nhọc, quá sức.
Mỗi lần tức giận, ông M lại đập phá đồ đạc trong nhà.
Anh T ép buộc vợ phải sinh bằng được con trai để lấy người nối dõi.
Chị H bắt chồng phải giao nộp hết tiền lương hằng tháng.

 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Do nghi ngờ vợ ngoại tình với một đồng nghiệp ở cơ quan, trong những lần cãi nhau, anh A thường nói to cho bà con xung quanh nghe thấy. Không chịu được hành động của chồng, vợ anh đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Không những thế, anh A còn viết thư nặc danh gửi đến cơ quan vợ, photo, phát tán thư ở khu dân cơ nơi vợ chồng anh sống để nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của chị.

Theo em, hành vi này của a A có phải là hành vi bảo lực gia đình hay không? Vì sao?

Câu 2: Em sẽ xử lí như thế nào trong các trường hợp sau đây để tránh xảy ra các tình huống bạo lực gia đình.

  1. Em cùng với bố cùng thảo luận về một vấn đề, chưa phân được rõ ai đúng ai sai thì bố em phải đi ra ngoài. Đến khi về thì em phát hiện bố đang say rượu.
  2. Bố đi làm về muộn thường hay nổi cáu và đánh đập mẹ.
  3. Em đi chơi nhưng chưa xin phép bố, khi chuẩn bị về đến nhà thì thấy bố đã đợi sẵn ở cổng với chiếc roi cầm trên tay.

Câu 3: Xót xa khi thấy chồng đánh con vì điểm kém trong học tập và phạt con không cho ăn cơm, chị N định chạy đi báo Công an xã nhưng đã bị chồng chặn lại. Chị hô hoán lên nhờ hàng xóm giúp đỡ. Khi Công an xã đến thì chồng chị khoá cửa lại không cho ai vào và nói rằng đây là việc riêng của gia đình anh, không ai được can thiệp vào. Hành vi nêu trên của chồng chị N có vi phạm pháp luật không?

Câu 4: Bố của L từ ngày bị bệnh thường hay cáu gắt, uống rượu và nổi cáu với mẹ con L, có lần bố say, bố đánh hai mẹ con. L rất sợ hãi và thương mẹ nhưng không biết làm thế nào để giúp mẹ trong những lúc như vậy. Em hãy giúp L tìm ra giúp mẹ con L không bị tổn thương mỗi khi bố giận và có ý định đánh mắng?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải công dân 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải công dân 8 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.