Bài tập & Lời giải
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1. Em hãy cho biết người lao động cần cù, sáng tạo là như thế nào?
Câu 2. Như thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Nêu ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo?
Câu 3. Người lao động sáng tạo là người như thế nào?
Câu 4. Vì sao phải lao động cần cù và sáng tạo? Để rèn luyện lao động cần cù và sáng tạo, học sinh cần phải làm gì?
Xem lời giải
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1.
a) Cho ví dụ về lao động sáng tạo?
b) Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính cần cù vì đó là phẩm chất của con người, còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.
Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?
Câu 2. Tại sao phải lao động cần cù, sáng tạo? Nếu không lao động cần cù, sáng tạo sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Câu 3. Tại sao cần phải lao động cần cù và sáng tạo? Em hãy nêu 2 việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học tập.
Câu 4. Em hãy nêu hậu quả của việc học tập thiếu tính sáng tạo.
Xem lời giải
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1. Cho tình huống sau: Thắng nói với Hùng:
- Thắng: Chỉ có học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo, bọn mình thì làm sao mà sáng tạo trong học tập được.
- Tùng: Đúng đấy, học sinh lực học trung bình chỉ cần tự giác học tập là tốt rồi!
Câu hỏi:
- a) Em đồng ý với ý kiến của hai bạn hay không? Vì sao?
- b) Hãy cho biết ý kiến riêng của em về vấn đề trên?
Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Chỉ cần cần cù là đủ, không cần phải sáng tạo trong lao động, Em hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
Câu 3. Tại sao nói lao động là điều kiện, là phương tiện để con người và xã hội phát triển? Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?
Câu 4. Em hãy suy nghĩ và nêu ý kiến về câu nói “Lao động là vinh quang”.
Xem lời giải
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1. Có ý kiến cho rằng: “Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển. Không cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động thì không thể tiếp cận với sự phát triển của nhân loại. Nêu suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 2. Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính cần cụ vì đó là phẩm chất đạo đức. Còn sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có. Em có đồng tình với quan điểm đó không? Tại sao?
Câu 3. Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi".
- a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?
- b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?
Câu 4. Trên đường đi học về, An hỏi Hùng: Hùng ơi! Mấy bài tập cô giáo giao làm thế nào ấy nhỉ?
Hùng: Cách làm tương tự bài hôm nay cô chữa trên bảng ấy, nhưng mình đang suy nghĩ xem có cách giải nào đơn giản hơn không.
An: Ôi, tớ thấy khó lắm, nghĩ cũng chẳng ra đâu, cậu làm đi rồi cho tớ chép nhé!
Hùng: Ừ, thôi thế cũng được, chúng mình là bạn bè mà.
- Theo em, việc Hùng cho bạn chép bài của mình như vậy là đúng hay sai? Vì sao? b. Em có nhận xét gì về thái độ học tập của An?
- Đóng vai Hùng, em hãy đưa ra lời khuyên để giúp An học tập tốt hơn.