Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 kết nối bài 7: Cà Mau quê xứ (Trích Uống cà phê trên đường của Vũ) Trần Tuấn

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1:

Câu 2: Nội dung chính của văn bản “Cà Mau quê xứ” là gì?

Câu 3: Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật nào?

Câu 4: Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn nào đã có duyên nợ với vùng đất này?

Bài Làm:

Câu 1:

* Tác giả:

- Trần Tuấn sinh năm 1967 tên khai sinh là Trần Ngọc Tuấn, quê ở Hà Nội.

- Trong làng báo cũng như kho tàng văn học Việt Nam, anh là một giọng bút ký có dấu ấn riêng sâu sắc và đầy ý nghĩa, với cách viết nhẩn nha, nhiều liên tưởng.

* Văn bản:

- Thể loại: Kí

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tác phẩm “Cà Mau quê xứ” được trích trong tập “Uống Cà phê trên đường của Vũ”. Đó là những trải nghiệm gần gũi và đáng nhớ của ông khi đến mảnh đất Cà Mau.

 

Câu 2:

“Cà Mau quê xứ” được khắc họa chân thực về mảnh đất Cà Mau, phía cuối của hình chữ S Việt Nam, ông chủ yếu kẻ về chuyến đi trải nghiệm thực tế của mình, kể về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người hiền lành nơi đây. Tác giả đã bộc lộ những cảm xúc, niềm mến thương nơi này qua từng nét viết. Khung cảnh ở Cà Mau được tác giả gợi ra qua những trang ký của Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu. 

 

Câu 3: 

Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật như:

+ Những con người Cà Mau luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và vất vả với cuộc sống. 

+ Họ phải chịu nhiều thiên tai và đối mặt với sự thiếu thốn vật chất.

+ Tuy nhiên họ luôn tỏ ra vui vẻ và lạc quan, vẫn rất hiếu khách và chất phác. 

→ Đó chính là thứ níu chân tác giả tại nơi đây.

 

Câu 4: 

Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn đã có duyên nợ với vùng đất này là Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối bài 7: Cà Mau quê xứ (Trích Uống cà phê trên đường của Vũ) Trần Tuấn

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong bài tản văn? 

Câu 2: Nêu nhận xét của bạn về cách sử dụng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong tác phẩm. 

Câu 3: Dưới ngòi bút tác giả, sắc màu riêng của vùng Đất Mũi hiện lên như thế nào?

 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1:  Phân tích “Cà Mau quê xứ”

Câu 2: Theo bạn, trong hai phương diện sau, phương diện nào thực sự nổi trội ở bài tản văn này? Vì sao bạn xác định như vậy?

  1. Những thông tin xác thực, hình ảnh khách quan của thiên nhiên và con người ở Đất Mũi.
  2. Tình cảm, cảm xúc chủ quan của "tôi" (người viết) khi tiếp xúc với thiên nhiên và con người ở Đất Mũi.

Câu 3: Nhận xét về cách thể hiện cảm xúc của tác giả ở đoạn văn cuối bài từ “Tôi về … mắt tôi chợt cay nhòe”.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 11: Nêu cảm nhận của bạn về mảnh đất Cà Mau trong văn bản “Cà Mau quê xứ”.

Câu 12: Kể tên những tác phẩm viết về Cà Mau mà bạn biết, nêu cảm nhận về hình ảnh Cà Mau ở tác phẩm mà bạn ấn tượng nhất.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.