Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 Kết nối bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ trái đất

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Vỏ địa lí là gì?

Câu 2: Nêu các bộ phận của vỏ địa lí?

Câu 3: Nêu giới hạn của vỏ địa lí?

Câu 4: Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật nào?

Câu 5: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là gì?

Câu 6: Nêu biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí?

Câu 7: Nêu nguyên nhân của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí?

Câu 8: Nêu ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí?

Bài Làm:

Câu 1: 

Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thủy quyền và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.

Câu 2: 

Các bộ phận của vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thủy quyển, sinh quyển và bộ phận phí trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn.

Câu 3:

- Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô dôn.

- Giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa; độ dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.

Câu 4: 

- Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung, trong đó có một số quy luật chính là: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới.

Câu 5:

Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

Câu 6: 

Biểu hiện của quy luật:

Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng bao gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần khác còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

Câu 7: 

Nguyên nhân của quy luật là do tất cả các thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh.

Câu 8: 

Ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí:

Do vỏ địa lí có tính thống nhất và hoàn chỉnh nên khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo được các thay đổi của các thành phân tự nhiên và cảnh quan theo chiêu hướng tích cực hay tiêu cực đối với mình, từ đó có các biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 Kết nối bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ trái đất

2. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa vỏ địa lí và vỏ Trái Đất

Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa giới hạn của vỏ địa lí và giới hạn của vỏ Trái Đất?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Vỏ địa lí là một thể thống nhất, hoàn chỉnh, luôn vận động và phát triển. Giải thích tại sao?

Câu 2: Giải thích mối quan hệ quy định lẫn nhau của các thành phần tự nhiên và các bộ phận của lớp vỏ địa lí?

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Việc mất rừng làm cho địa hình bị biến đổi. Giải thích tại sao?

Câu 2: Các thành phần khác bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự nóng lên toàn cầu?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập