Câu 4: Viết phương trình dao động của vật

Câu 4:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một vật nặng có khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng. Kéo vật nặng xuống phía dưới cách vị trí cân bằng $5\sqrt{2}$ cm rồi truyền cho nói vận tốc $20\pi \sqrt{2}$ cm/s theo chiều từ trên xuống thì vật dao động điều hòa với tần số 2 Hz. Chọn gốc thời gian lúc vật bắt đầu dao động. Lấy g = 10 m/s2, $\pi ^{2} = 10$. Viết phương trình dao động của vật.

Bài Làm:

Tần số góc của dao động là: $\omega  = 2\pi .f = 2\pi $rad/s

Biên độ dao động là: $A = \sqrt{x_{0}^{2} + (\frac{v}{\omega })^{2}} = \sqrt{(5\sqrt{2})^{2} + (\frac{20\pi \sqrt{2}}{4\pi })^{2}} = 10$cm

Pha ban đầu là: $\cos \varphi  = \frac{x_{0}}{A}$ và vật chuyển động theo chiều dương $\Rightarrow $ $\varphi  = -\frac{\pi }{4}$ rad

Phương trình dao động của vật là: $x = 4\cos (4\pi t - \frac{\pi }{4})$cm

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài 10: Viết phương trình li độ của con lắc lò xo

Câu 1:

Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = 5 cm, chu kỳ T = 0,5 s. Viết phương trình dao động của con lắc trong các trường hợp: 
a) t = 0 , vật qua VTCB theo chiều dương.
b) t = 0 , vật cách VTCB 5 cm, theo chiều dương.

Xem lời giải

Câu 2:

Một lò xo có chiều dài ban đầu là 30 cm. Khi treo vật m thì lò xo dài 40 cm. Khi vật đang cân bằng, truyền cho vật một vận tốc 40 cm/s hướng lên trên. Chọn chiều dương hướng xuống. Viết phương trình dao động của vật. Lấy g = 10 m/s2.

Xem lời giải

Câu 3:

Một con lắc lò xo có độ cứng k = 50 N/m treo thẳng đứng, đầu dưới gắn vật m = 0,5 kg. Đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả cho vật dao động. Chọn chiều dương hướng xuống. Viết phương trình dao động của vật.

Xem lời giải