Câu 3: Viết phương trình dao động của vật

Câu 3:

Một con lắc lò xo có độ cứng k = 50 N/m treo thẳng đứng, đầu dưới gắn vật m = 0,5 kg. Đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả cho vật dao động. Chọn chiều dương hướng xuống. Viết phương trình dao động của vật.

Bài Làm:

Tần số góc: $\omega  = \sqrt{\frac{K}{m}} = \sqrt{\frac{50}{0,5}} = 10$ rad/s

Biên độ dao động là: A = $\Delta l = \frac{m.g}{K} = \frac{0,5.10}{50} = 0,1$ m = 10 cm

Pha dao động: $\varphi  = \pi $

Phương trình dao động của vật là: $x = 10\cos (10t + \pi )$

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài 10: Viết phương trình li độ của con lắc lò xo

Câu 1:

Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = 5 cm, chu kỳ T = 0,5 s. Viết phương trình dao động của con lắc trong các trường hợp: 
a) t = 0 , vật qua VTCB theo chiều dương.
b) t = 0 , vật cách VTCB 5 cm, theo chiều dương.

Xem lời giải

Câu 2:

Một lò xo có chiều dài ban đầu là 30 cm. Khi treo vật m thì lò xo dài 40 cm. Khi vật đang cân bằng, truyền cho vật một vận tốc 40 cm/s hướng lên trên. Chọn chiều dương hướng xuống. Viết phương trình dao động của vật. Lấy g = 10 m/s2.

Xem lời giải

Câu 4:

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một vật nặng có khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng. Kéo vật nặng xuống phía dưới cách vị trí cân bằng $5\sqrt{2}$ cm rồi truyền cho nói vận tốc $20\pi \sqrt{2}$ cm/s theo chiều từ trên xuống thì vật dao động điều hòa với tần số 2 Hz. Chọn gốc thời gian lúc vật bắt đầu dao động. Lấy g = 10 m/s2, $\pi ^{2} = 10$. Viết phương trình dao động của vật.

Xem lời giải