Câu 1: Tính chu kì dao động của vật?

Câu 1:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên l­0 = 20 cm. Khi treo vật có khối lượng m = 100 g thì chiều dài của lò xo khi vật cân bằng là lcb­ = 24 cm. Tính chu kì dao động của vật?

Bài Làm:

Độ biến dạng ở VTCB của lò xo là:

Khi vật cân bằng thì P = Fđh $\Leftrightarrow $ $K.\Delta l = m.g$

Vậy độ cứng của lò xo là: K = $\frac{m.g}{\Delta l}$

Chu kì dao động của vật là: $\Delta l = 24 - 20 = 4$cm  = 4.10-2 m

$T = 2\pi .\sqrt{\frac{m}{K}} = 2\pi .\sqrt{\frac{m}{\frac{m.g}{\Delta l}}} = 2\pi .\sqrt{\frac{\Delta l}{g}} = 2\pi .\sqrt{\frac{4.10^{-2}}{10}} \approx  0,4$ (s)

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài 8: Đại cương về con lắc lò xo

Câu 2:

Vật m1 = 4 kg được gắn vào một đầu của lò xo, hệ dao động điều hòa với chu kì T1 = 1 s. Tìm khối lượng của vật m2 để khi gắn vật m­2 vào lò xo hệ dao động với chu kì T = 0,5 s.

Xem lời giải

Câu 3:

Con lắc lò xo gồm vật m và lò xo k dao động điều hòa, khi mắc thêm vào vật m một vật khác có khối lượng 3m thì chu kì dao động của hệ sẽ như thế nào so với chu kì ban đầu?

Xem lời giải

Câu 4:

Một con lắc dao động điều hòa với phương trình $x = 10\cos (\omega t)$ cm. Tại x = 5 cm, tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc là bao nhiêu?

Xem lời giải