[Cánh diều] Giải SBT Đạo đức 2 bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Giải SBT Đạo đức 2 bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực sách "Cánh diều". ConKec sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Dựa vào nội dung bài thơ trang 56, 57, Sách giáo khoa Đạo đức 2, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Vì sao các bạn xa lánh Bin?

b) Mẹ đã khuyên Bin điều gì?

c) Việc kiềm chế được cơn nóng giận đã mang lại điều gì cho Bin?

Trả lời:

a. Các bạn xa lánh vì Bin rất hay nổi nóng.

b. Mẹ đã khuyên Bin mỗi lần nóng giận hãy hít thở sâu.

c. Việc kiềm chế cơn nóng giận đã mang lại cho Bin được bạn bè yêu quý hơn, kiềm chế được cơn nóng giận của mình.

Bài tập 2. Em hãy nối ô chữ ở cột bên trái với các ô chữ ở cột bên phải thể hiện tác hại của việc không biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

Trả lời:

Bài tập 3. Khoanh vào chữ cái trước những cách mà có thể giúp em kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân

A. Suy nghĩ tích cực

B. Giữ bình tĩnh

C. Uống một cốc nước lạnh

D. Hít thở sâu

E. Tập thể dục thường xuyên

G. Ngồi thiền

H. Tâm sự với người mình tin tưởng

I. Bỏ ra chỗ khác

K. Hét thật to

L. Giữ chặt ngón tay

N. Viết nhật kí

Trả lời:

Những cách có thể giúp em kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân là:

A. Suy nghĩ tích cực

B. Giữ bình tĩnh

D. Hít thở sâu

E. Tập thể dục thường xuyên

G. Ngồi thiền

H. Tâm sự với người mình tin tưởng

K. Hét thật to

L. Giữ chặt ngón tay

N. Viết nhật kí

Bài tập 4. Em hãy phân tích các tình huống sau:

Tình huống 1:

Long đang chơi cùng các bạn. Tiến vô tình va phải, khiến Long bị ngã. Mặc dù Tiến đã xin lỗi nhưng Long vẫn giận dữ, làm cho các bạn mất vui.

a) Bạn Long đã có cảm xúc gì?

b) Cảm xúc đó đã ảnh hưởng như thế nào đến bạn Long và những người xung quanh?

c) Em sẽ khuyên bạn Long kiềm chế cảm xúc đó như thế nào?

Tình huống 2:

Hoa chơi ô ăn quan cùng các bạn. Chờ mãi chưa đến lượt nên Hoa giận dỗi, không chơi cùng các bạn nữa.

a) Bạn Hoa đã có cảm xúc gì?

b) Cảm xúc đó đã ảnh hưởng như thế nào đến bạn Hoa và những người xung quanh?

c) Em sẽ khuyên bạn Hoa kiềm chế cảm xúc đó như thế nào?

Tình huống 3:

Vân vừa được tặng cuốn truyện rất đẹp. Anh trai Vân mượn đọc và vô tình làm rách trang bìa. Vân rất tức giận, khóc ầm lên và bắt đền anh.

a) Bạn Vân đã có cảm xúc gì?

b) Cảm xúc đó đã ảnh hưởng như thế nào đến bạn Vân và những người xung quanh?

c) Em sẽ khuyên bạn Vân kiềm chế cảm xúc đó như thế nào?

Trả lời:

a. Các bạn trong các tình huống trên đều có cảm xúc giận giữ.

b. Cảm xúc đó đã ảnh hướng đến tâm trạng của bản thân và sự khó xử của mọi người.

c. Em khuyên bạn hãy bình tĩnh và hít thở sâu để tâm trạng được tốt hơn.

Bài tập 5. Xác định cảm xúc của em trong mỗi tình huống dưới đây và cách kiềm chế cảm xúc phù hợp.

Tình huống Cảm xúc của em Cách em kiềm chế cảm xúc
Bạn làm hỏng đồ vật em yêu quý    
Em bị bạn hiểu lầm    
Em bị bạn trêu chọc    

Trả lời:

Tình huống Cảm xúc của em Cách em kiềm chế cảm xúc
Bạn làm hỏng đồ vật em yêu quý tức giận giữ bình tĩnh, hít thở sâu
Em bị bạn hiểu lầm buồn bã giữ bình tĩnh, hít thở sâu
Em bị bạn trêu chọc bực tức giữ bình tĩnh, hít thở sâu

Lớp 2 | Để học tốt Lớp 2 | Giải bài tập Lớp 2

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 2, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 2 giúp bạn học tốt hơn.